Ảnh minh họa.
Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, các chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật là:
- Quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước;
- Quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai;
- Hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất;
- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Về cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; điều tiết quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội;
- Về phát triển quỹ đất, thị trường quyền sử dụng đất;
- Về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp;
- Giải quyết những tồn tại hạn chế trong quản lý đất có nguồn gốc nông, lâm trường;
- Quy định về quản lý, sử dụng đất đa mục đích;
- Về chuyển đổi số và cải cách hành chính;
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm;
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Chính phủ đã gửi Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bản so sánh những nội dung mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Luật Đất đai 2013.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
HỒNG HẠNH