/ Luật sư - Bạn đọc
/ Nhiều dấu hỏi quanh việc đấu thầu các gói thầu bảo hiểm ở PVN

Nhiều dấu hỏi quanh việc đấu thầu các gói thầu bảo hiểm ở PVN

05/01/2021 18:04 |

(LSO) - Mặc dù từ năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những vi phạm trong công tác đầu thầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhưng thay vì khắc phục, chấn chỉnh, PVN lại tiếp tục ban hành những văn bản, quy chế có dấu hiệu vi phạm nhằm “hạn chế nhà thầu” tham dự khiến dư luận bức xúc.

Kỳ họpthứ 14 Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ ngày 24 đến 26/4/2017) đã kiểm tra khi códấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tậpđoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan. Ngoài việc chỉrõ các vi phạm về hoạt động giám sát, đầu tư, cán bộ… tại PVN, UBKTTW cũng đã xácđịnh các vi phạm của Tập đoàn này trong công tác đấu thầu.

Cụ thể, UBKTTW đã chỉ rõ: “Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Đảng ủy Tập đoàn ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU, ngày 17/8/2009 có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.

Để Hộiđồng thành viên ban hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu vớitổng giá trị lớn, vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướngChính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật”.

Liên quan đến những vi phạm này, nhiều tập thể và các nhân liên quan đã bị xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, khi những vi phạm trên đang trong quá trình khắc phục thì PVN lại bị các nhà thầu tiếp tục phải ứng với việc ban hành, thực thi các quy định về đấu thầu có dấu hiệu thiếu minh bạch, hạn chế nhà thầu, gây thất thoát… Thậm chí, có những quy chế có dấu hiệu vi phạm đến mức Cục Quản lý đấu thầu phải “tuýt còi”, cụ thể như quy chế sử dụng dịch vụ bảo hiểm để quản lý rủi ro cho con người, tài sản, dự án, quyền lợi và hoạt động của PVN ban hành kèm theo Quyết định số 6097/QĐ-DKHK ngày 24/10/2019…

Quy chế đấu thầu của PVN.

Ra quy chế “hạn chế nhà thầu”?

Ngay khi Quyết định 6097 ban hành, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã lên tiếng phản ứng. Theo đó, trong quy chế có quy định cho nhà bảo hiểm gốc “Nhà cung cấp bảo hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch”.

Nhà thầu bảo hiểm PTI cho rằng: Theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thì quy định xếp hạng bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch chỉ áp dụng cho hoạt động tái bảo hiểm và các doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Đểđánh giá năng lực và kinh nghiệm, quy chế yêu cầu: “Nhà cung cấp bảo hiểm phảicó kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp bảo hiểm tương tự cho các tài sản/dựán có tính chất và quy mô tương tự tại Việt Nam (bao gồm nhưng không giới hạncông trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình dầu khí theo quy định của phápluật Việt Nam), trong đó quy mô tương tự là hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớnhơn 70% giá kế hoạch của hợp đồng bảo hiểm đang chọn nhà cung cấp bảo hiểm”.

Nhàthầu cho rằng, trong danh sách 4 nhà cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ đã có các xếphạng quốc tế đáp ứng yêu cầu của Quy chế, sẽ có thêm doanh nghiệp bị loại bởitiêu chí hợp đồng tương tự.

Ngoài ra, quy chế yêu cầu thêm: “Trường hợp các nhà cung cấp bảo hiểm thành lập liên danh để cấp đơn bảo hiểm gốc thì liên danh này không được nhiều hơn hai thành viên và các thành viên phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo nhà thầu, quy định này hạn chế sự tham gia của nhà thầu vì các dự án trong lĩnh vực dầu khí thường có quy mô rất lớn.

Công văn của Cục Quản lý đấu thầu.

Liên quan đến Quyết định 6097 của PVN, tại văn bản số 116/QLĐT-CS ngày 07/02/2020, Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, trường hợp hoạt động mua bảo hiểm của PVN thuộc dự án đầu tư phát triển thì trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

Đối với trường hợp, hoạt động mua bảo hiểm của PVN sử dụng nguồn vốn sản xuấtkinh doanh thường xuyên hàng năm thì “việc ban hành các quy định về lựa chọn nhà thầu trongtrường hợp này thuộc trách nhiệm của PVN song phải đảm bảo mục tiêu công bằng,minh bạch và hiệu quả kinh tế. Trường hợp PVN quy định hoạt động mua bảo hiểm củaPVN phải thực hiện đấu thầu rộng rãi nhưng hồ sơ mời thầu lại đưa ra các tiêuchí đánh giá nhằm hướng tới một hoặc một số ít nhà thầu cụ thể hoặc nhằm tạo lợithế cho một hoặc một số ít nhà thầu thì việc đấu thầu rộng rãi không còn ýnghĩa, chỉ mang tính hình thức và có thể dẫn đến không bảo đảm mục tiêu công bằng,minh bạch và hiệu quả kinh tế”, Cục Quản lý đấu thầu nêu quan điểm và đề nghị:“PVN cần cân nhắc việc đưa ra các tiêu chí đánh giá để không hạn chế sự thamgia của nhà thầu khi tham dự thầu các gói thầu bảo hiểm của PVN” đồng thời cảnhbáo: “PVN thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình”.

“Chê” năng lực nhà thầu nội, PVGas tổ chức đấu thầu quốc tế

Một gói thầu khác do Tổngcông ty Khí Việt Nam - PVGAS (công ty thành viên của PVN làm chủ đầu tư) và BanQuản lý dự án Khí Đông Nam Bộ (bên mời thầu) là gói thầu gói thầubảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (HSMT) cho Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2phát hành ngày 16 tháng 8 năm 2019 cũng bị các nhà thầu phản ứng gay gắt.

Theo các nhà thầu, nội dung chính của Gói thầu là cung cấp dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt gồm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với bên thứ ba cho dự án, bao gồm: phần xây dựng trên biển (đường ống biển) và phần xây dựng trên bờ (đường ống bờ).

“Nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được gói thầu này nhưng Chủ đầu tư và Bên mời thầu lại tổ chức đấu thầu quốc tế; xây dựng tiêu chí hồ sơ mời thầu (HSMT) để lựa chọn nhà thầu là doanh nghiệp tái bảo hiểm nhưng doanh nghiệp tái bảo hiểm không ký hợp đồng với Chủ đầu tư mà lại chỉ định một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước để ký hợp đồng”, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nêu ý kiến.

Bảo hiểm Bảo Việt khẳng định rằng các công ty bảo hiểm trongnước hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm đứng tên là nhà thầu chính cho cácdự án có rủi ro đặc thù và mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao như các dựán thuộc lĩnh vực bảo hiểm dầu khí, cho dù phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểmmà các doanh nghiệp trong nước chào cho chủ đầu tư là dựa trên phí và điều kiệnbảo hiểm do các công ty tái bảo hiểm quốc tế cung cấp.

Thực tế triển khai bảo hiểm trong ngành dầu khí (có số tiền bảohiểm cao và giá trị tổn thất phát sinh lớn) từ trước đến nay cho thấy các côngty bảo hiểm trong nước hoàn toàn đảm nhiệm tất cả các công tác liên quan đếnchương trình bảo hiểm, bao gồm cấp đơn, triển khai hợp đồng, giải quyết bồi thường…và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư đối với 100% chương trình bảo hiểm.

Việc các công ty bảo hiểm gốc sử dụng các nhà thầu phụ như công ty tái bảo hiểm, môi giới, các công ty giám định và công ty luật… là để đáp ứng yêu cầu nêu tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Việc sử dụng các nhà thầu phụ này không làm ảnh hưởng đến năng lực tổng thể của công ty bảo hiểm gốc.

Như vậy với gói thầu bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình thuộcdự án “Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2” của Ban Đông Nam Bộ nói riêng và cácgói thầu bảo hiểm của các dự án khác thuộc lĩnh vực dầu khí nói chung, các côngty bảo hiểm trong nước hoàn toàn có đủ năng lực đảm nhiệm và do đó việc tổ chức đấu thầu tái bảo hiểm quốc tế là vận dụng sai quy định củapháp luật”, Bảo hiểm Bảo Việt nêu quan điểm.

Ngoài nội dung trên, một số yêu cầu của HSMT do bên mời thầu đưa ra cũngđược nhận định rằng, đó là những quy chế làm hạn chế nhà thầu tham dự thầu,đặc biết đối vớicác nhà thầu trong nước…

Trả lời với báo chí và các nhà thầu về các nội dung trên, ông Lê Đức Hiệu - Trưởng ban Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ cho biết, Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh là dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật và có nhiều rủi ro, đặc biệt là phần thi công, chôn tuyến ống dẫn khí dài khoảng 117km ngầm dưới biển và công tác thi công khoảng 38km tuyến ống trên bờ bên cạnh các tuyến ống hiện hữu.

“Sở dĩ hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi quốc tế vì đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không đủ năng lực tài chính cung cấp dịch vụ bảo hiểm (tự đưa ra điều kiện, điều khoản bảo hiểm và chào tỷ lệ phí bảo hiểm) cho Dự án. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, các công ty bảo hiểm trong nước tại Việt Nam không được giữ lại quá 10% vốn chủ sở hữu đối với 1 đơn vị rủi ro. Hiện nay, công ty bảo hiểm Việt Nam có vốn chủ sở hữu lớn nhất là Bảo hiểm Bảo Việt với 2.785 tỉ đồng, tương đương khoảng 119 triệu USD nên mức giữ lại 10% vốn chủ sở hữu chỉ tương đương với khoảng 2,23% rủi ro của Dự án và TOP 5 công ty bảo hiểm có vốn chủ sở hữu hàng đầu thị trường Việt Nam nếu liên danh cũng chỉ đạt mức giữ lại khoảng 9,11% rủi ro của Dự án.

Bêncạnh đó, theo Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ, năng lực và kinh nghiệm củacác nhà thầu trong nước trong lĩnh vực bảo hiểm gần như không đáp ứng được yêucầu về thực hiện hợp đồng tương tự với gói thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho mọirủi ro trong xây dựng lắp đặt Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2. Mặt khác,khi đưa ra đấu thầu quốc tế gói thầu nêu trên, các nhà thầu bảo hiểm trong nướcvẫn có thể tham gia và được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấuthầu”, văn bản của Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ phản hồi.

Trước phản hồi của bên mời thầu, Bảo hiểm Bảo Việt cho rằng: “Dù một số tiêu chí trong HSMT đối với công ty bảo hiểm trong nước đã được điều chỉnh song vẫn hạn chế sự tham gia của nhà thầu trong nước. Vì vậy, nhà thầu đề nghị, để đảm bảo cho việc lựa chọn nhà thầu của gói thầu này tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và Luật Kinh doanh bảo hiểm thì phải thay đổi hình thức đấu thầu từ đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu là doanh nghiệp tái bảo hiểm sang đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà thầu là công ty bảo hiểm gốc”…

Trở lại vấn đề thầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua, điển hình là qua kết luận của UBKTTƯ và qua hai vụ việc trên có thể thấy, công tác thực hiện đấu thầu ở PVN còn rất nhiều vấn đề tồn tại, cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan chức năng và bản thân Tập đoàn Dầu khí để sớm rà soát, chấn chỉnh, đem lại niềm tin cho nhà thầu, cho dư luận, đảm bảo hiệu quả, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

LSO

/diem-mat-hang-loat-ong-lon-lien-quan-den-sai-pham-trong-ket-luan-cua-thanh-tra-chinh-phu-o-kien-giang.html
/me-linh-nguoi-dan-to-chu-tich-ubnd-xa-tien-phong-buong-long-quan-ly.html