(LSO) - Chiều 13/4, ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tham dự Hội nghị Quốc tế online (Webinar) do FIABCI Asia Pacific tổ chức tại Malaysia với những chia sẻ về thị trường bất động sản Việt Nam hậu Covid-19.
Hội nghị Quốc tế online (Webinar) doFIABCI Asia Pacific tổ chức tại Malaysia với chủ đề: "Tương lai của thịtrường Bất động sản sau Covid-19 tại các nước ASEAN". Tham dự Hội nghị,ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịchHĐQT CEO Group - đại diện cho cho VNREA đã trình bày bài phát biểu về “Tươnglai của Thị trường bất động sản Việt Nam sau Covid-19”
Phó Chủ tịch VNREA nhận định, thị trườngbất động sản Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, tuy nhiên vẫn có rấtnhiều điểm sáng và sẽ là ngành hứa hẹn phục hồi sớm nhất sau dịch bởi 8 yếu tố:
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã ban hànhmột loạt công cụ tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho người dân và các doanh nghiệp, đẩymạnh đầu tư công để kích cầu, tạo việc làm, tăng sức mua; giảm, hoãn thời giannộp thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT...; Giảm lãi suất ngân hàng, giãn thờigian trả nợ, cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi vay... Đặc biệt, Chính phủViệt Nam thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công,có những tác động mạnh đến thị trường bất động sản.
Thứ hai là kinh tế Việt Nam rất mở.Trong năm 2020, Việt Nam xếp hạng 105 trên thế giới về Chỉ số tự do kinh tế,tăng 23 bậc so với năm 2019. Trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp ở khuvực Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Việt Nam nổi trội trong khu vực về “Kỹnăng tri thức toàn cầu” - xếp hạng 59, tăng 10 bậc so với năm 2019.
Thứ ba là Việt Nam vẫn còn không ít yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ đầu năm tính đến ngày 20/3/2020 - bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài - đạt gần 8,6 tỉ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2019. Nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài bởi các lý do: Cải cách môi trường đầu tư - kinh doanh vẫn được thúc đẩy một cách nhất quán ở Việt Nam; Thị trường Việt Nam vẫn có một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do quan trọng; Nhà đầu tư đẩy nhanh quyết định dịch chuyển địa điểm đầu tư sang các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc còn phức tạp và việc tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc kéo theo không ít rủi ro và hệ lụy; Nhà đầu tư muốn đến sớm để “chiếm chỗ” bởi năng lực hấp thụ vốn FDI của Việt Nam không phải là vô hạn.
Thứ tư, Việt Nam có dân số vàng. ÔngBình cho hay, Việt Nam đang trong giai đoạn của cơ cấu dân số vàng, và cũng lànước có tốc độ đô thị hóa thuộc top đầu thế giới, trở thành động lực phát triểncủa thị trường nhà ở, bất chấp tác động từ dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởngdân số mạnh tại các khu vực đô thị đã tạo ra nguồn cầu lớn cho các dự án nhà ởmới. Đồng thời quy mô trung bình của một hộ gia đình tại đô thị Việt Nam từ haiđến ba thế hệ ngày càng chia nhỏ hơn, phản ánh các yếu tố nền tảng về dân số vàvĩ mô cho phát triển nhà ở.
Thứ năm là thói quen tiết kiệm mua nhà của người Việt. Người Việt có thói quen tiết kiệm. Ảnh hưởng của Covid-19 là ngắn hạn, trong khi nhu cầu nhà ở, đầu tư là dài hạn nên sức mua thực tế vẫn tốt. Lượng cầu có khả năng thanh toán vẫn cao.
Thứ sáu, những nỗ lực và cách thức ViệtNam chống dịch vừa qua đã “ghi điểm” rất lớn trong mắt cộng đồng quốc tế, tiếptục là minh chứng cho bình chọn "Top 10 nơi làm việc tốt nhất cho chuyêngia nước ngoài hồi cuối năm 2019 của HSBC Expat; và cũng cho thấy Việt Nam là mộttrong những quốc gia an toàn nhất thế giới. Cùng với các chính sách ngày càng cởimở hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài sở hữu bất độngsản tại Việt Nam, thị trường bất động sản hứa hẹn sẽ có những bước đột phátrong thời gian tới, khi dịch qua đi.
Thứ bảy, kiều hối và xu hướng hồi hươngtránh dịch của kiều bào. Hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu kiều bào và hàng trămnghìn người Việt Nam đang định cư và lao động trên thế giới. Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) kêu gọi các nước tham khảo cách Việt Nam phòng chống dịch cũng chothấy Việt nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nếu Việt Nam tiếp tục kiểmsoát dịch tốt như hiện nay và vượt qua dịch bệnh sẽ là điểm sáng an toàn về dịchtễ lẫn kinh tế, chính trị thu hút kiều bào về nước đầu tư cũng như người nướcngoài đến sinh sống và làm việc.
Thứ tám, khả năng phục hồi nhanh củangành du lịch sau đại dịch. Ngoài bất động sản nhà ở và bất động sản công nghiệp,thì du lịch và bất động sản du lịch cũng sẽ là ngành có khả năng phục hồi nhanhhơn các ngành nghề khác khi đại dịch kết thúc.
Phó Chủ tịch VNREA cũng nhận định, bức tranh tương lai của thị trường BĐS Việt Nam sau dịch Covid-19 sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, Covid-19 tác động đến phương thức làm việc mới theo công nghệ số, online. Bất động sản Việt Nam cũng sẽ thích ứng theo xu thế này (bán hàng online, các dịch vụ online…).
Cácsản phẩm bất động sản xanh, gần gũi với môi trường, có tính riêng tư như nhà ởriêng lẻ (biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng, trang trại)sẽ có cơ hội lớn do khách hàng chú trọng đến an toàn vừa ở, vừa đầu tư sinh lợi,vừa có không gian giãn cách xã hội khi cần. Bất động sản nhà ở vẫn được xem làmột trong những kênh trú ẩn an toàn khi khủng khoảng kinh tế.
Riêngvới phân khúc bất động sản công nghiệp, tín hiệu tích cực là làn sóng chuyển dịchnhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bấtđộng sảncông nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu bất động sảnnhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Dolà điểm đến an toàn nên nhóm bấtđộng sảnnghỉ dưỡng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi và sẽ hồi phục nhanh chóng trước hếtdựa trên nguồn cầu nội địa và sau đó từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc.
“Với khát vọng vì Việt Nam hùng cường, Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang làm mọi mọi cách chưa từng làm trong lịch sử để chiến thắng Covid-19 và hồi phục kinh tế nhanh nhất. Vì thế, bất động sản Việt Nam sẽ được hưởng lợi và có một tương lai tươi sáng, đóng góp vào sự phát triển của Bất động sản thế giới” – Phó Chủ tịch VNREA ông Đoàn Văn Bình nhấn mạnh.
PV