Ảnh minh họa.
Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố để chủ động triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch và xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vaccine trong Tiêm chủng mở rộng trình phê duyệt.
Cụ thể, hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng và vaccine khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng gồm:
- Trẻ sơ sinh: Vaccine viêm gan B.
- Trẻ <1 tuổi: Vaccine BCG, bOPV, IPV, DPT-VGB-Hib, Sởi.
- Trẻ 1-5 tuổi: Vaccine viêm não Nhật Bản B.
- Trẻ 18-24 tháng: Vaccine DPT, sởi-rubella.
- Phụ nữ có thai: Vaccine uốn ván.
Thứ hai, đối tượng, lịch tiêm chủng các vaccine khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới gồm:
- Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: Vaccine 1PV mũi 2 (vaccine này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAV1 hỗ trợ).
- Trẻ 7 tuổi: Vaccine Td sẽ được triển khai cho trẻ từ 7 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.
- Trẻ dưới 1 tuổi: Vaccine Rota (thực hiện theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 trong đó bổ sung vaccine Rota từ năm 2022).
Các vaccine được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
PV
Có được phép sử dụng giấy khai sinh điện tử thay thế cho bản giấy?