/ Tích hợp văn bản mới
/ Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2022

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2022

02/09/2022 01:44 |

(LSVN) - Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, yêu cầu với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT... là những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2022.

Những cơ sở giáo dục nào được phép tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ?

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài sẽ có hiệu lực từ ngày 10/9/2022. Theo đó, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được quy định như sau:  

- Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là văn bản xác nhận kết quả thi năng lực ngoại ngữ do cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cấp cho người dự thi. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam với cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài thông qua văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết để thực hiện một trong những việc:

Bên cạnh đó, đăng ký dự thi, sử dụng địa điểm, tổ chức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Đối tượng liên kết, hồ sơ đề nghị phê duyệt, thủ tục phê duyệt, thẩm quyền phê duyệt, thời hạn, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, chấm dứt liên kết và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Đề án thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam của Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam và Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải mô tả rõ mức độ đáp ứng các yếu tố bảo đảm chất lượng theo quy định.

Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT có hiệu lực từ ngày 10/9/2022 nêu rõ những yêu cầu về giáo viên. Cụ thể, trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng thực hiện Chương trình.  

Trong đó, yêu cầu với đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên như sau: Về cán bộ quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm GDTX phụ trách Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; được bồi dưỡng, tập huấn về quản lí giáo dục và Chương trình GDTX cấp THPT; Về đội ngũ giáo viên được căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT về định mức giáo viên trong các cơ sở Giáo dục phổ thông công lập và số lượng người học tại các trung tâm GDTX để bố trí đủ số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT cho phù hợp.

Thông tư cũng nêu rõ về số lượng và cơ cấu giáo viên: Tối thiểu mỗi môn học có ít nhất 1 giáo viên cơ hữu đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn và các môn học tự chọn (nếu có).

Ngoài ra, riêng môn Toán và môn Ngữ văn có ít nhất từ 2 giáo viên cơ hữu trở lên; 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn tương ứng với cấp THPT theo đúng quy định tại Luật Giáo dục 2019; Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT và Chương trình GDTX cấp THPT.

PV

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Nguyễn Mỹ Linh