/ Hồ sơ - Tư liệu
/ Những tay gangster biến mất và không bao giờ được tìm thấy (Phần 2 – hết)

Những tay gangster biến mất và không bao giờ được tìm thấy (Phần 2 – hết)

05/01/2021 18:02 |

(LSO) – Các vụ mất tích bí hiểm của những tay gangster cộm cán trong giới mafia trong đó có những cái tên như Tommy “khủng khiếp” hay Tenuto “Thiên thần chết chóc” đã được đề cập trong phần 1. Phần 2 tiếp tục đề cập đến các vụ mất tích tương tự, đặc biệt là vụ mất tích của ông trùm thật sự của giới mafia, Vincent Mangano, ông chủ của tổ chức Gambino.

Abraham Weinberg: Đi tiên phong trong lĩnh vực giày xi măng

Weinberg “bạn già” bước vào thế giới của tội phạmcó tổ chức khi còn là một chàng trai trẻ và khi Luật cấm rượu 1920 – 1933 xuấthiện, hắn ta đang làm việc cho một kẻ buôn lậu lớn ở New York, Dutch Schultz.Weinberg đã trở thành cánh tay phải của ông ta, đích thân giết chết nhiều đốithủ của Schultz và điều hành đế chế của ông ta khi Schultz bỏ trốn để tránh cáccáo buộc tội trốn thuế.

Nhưng các tổ chức mafia đã gia tăng xung đột vàđiều này ảnh hưởng đến Weinberg. Gã thích tiền và quyền lực, nếu sếp của gãthất bại đương nhiên gã có nguy cơ mất tất cả. Vì vậy, Weinberg đã đi đêm vớiđối thủ, sếp lớn của tổ chức mafia khác, và có khi là của toàn nước Mỹ, làLucky Luciano. Gã bày mưu cho Luciano “may mắn” cách hạ bệ sếp hiện tại củamình để đổi lấy “một sự cắt giảm mạnh mẽ mọi hành động thù địch trong tươnglai”. Nhưng trước khi Luciano “may mắn” có thể thực hiện âm mưu thì Schultz đãphát hiện ra sự phản bội của Weinberg.

Vào ngày 09/9/1935, Weinberg rời khỏi nhà của một người bạn, lên xe và không bao giờ trở lại. Có một câu chuyện kể rằng Schultz đã giết “kẻ phản chúa Judas” của mình bằng tay không, đây là câu chuyện phổ biến nhất được biết về vụ thanh toán Weinberg. Sau khi bị đánh gần chết, chân của Weinberg bị bọc trong xi măng và hắn ta bị ném xuống sông Đông. Ngôn ngữ của giới mafia về các hành động “đi giày xi măng” và “ngủ với cá” bắt nguồn từ đó và rất có thể điều đó đã xảy ra với Weinberg.

Rocco Perri: Biến mất sau khi bị đau đầu

Hoa Kỳ không phải là nơi duy nhất cấm rượu trong một thời gian. Ontario cũng tham gia vào thử thách này với Đạo luật cấm rượu năm 1916. Điều đó có nghĩa là, như một sự tự nhiện, có các băng đảng gangter liên quan đến việc buôn lậu, và “Al Capone của Canada” là Rocco Perri.

Một đêm năm 1923, Perri, ông trùm của băng mafiabuôn lậu, có mặt tại hiện trường khi hơn 2.500 chai rượu whisky đang được dỡxuống từ một con tàu. Cảnh sát đã bắt hắn ta nhưng Perri thề rằng gã chỉ langthang trong khu vực và không liên quan gì đến việc đó. Các cáo buộc sau đó đượcgỡ bỏ. Một năm sau, mặc dù không hề áy náy về công việc của mình, nhưng Perri đãthú nhận các hoạt động phi pháp của mình với một phóng viên. Bản thân vợ gãcũng gọi gã là “vua của những kẻ buôn lậu”. Nhưng hắn ta không hề bị buộc tội vìbị cho rằng làm tất cả điều đó chỉ để khoe khoang.

Vào ngày 23/4/1944, Perri bị đau đầu khi đến thămmột người anh em họ. Gã đi dạo để giảm cơn đau, nói rằng sẽ trở lại vào bữatrưa và gã đã không bao giờ trở lại. Có giả thuyết cho rằng hắn ta bị sát hạibởi các đối thủ trong thế giới ngầm để kiểm soát lãnh thổ và bị ném xuống cảngHamilton, nhưng cũng có một số bằng chứng về việc hắn ta có thể đã biết về mộtâm mưu giết mình và bỏ trốn. Người viết tiểu sử của Perri tuyên bố có bằngchứng gã sống ở Massena, N.Y dưới cái tên “Giuseppe Portolesi” cho đến khi quađời vì những nguyên nhân tự nhiên vào năm 1953.

Paolo Renda: Gặp rắc rối với bọn mafia Canada

Bên trong đất nước Canada yên ả có một thế giớingầm hoạt động và bạo lực một cách đáng ngạc nhiên, Paolo Renda thuộc về thếgiới đó. Vào những năm 1970, Nicolo Rizzuto tiếp quản băng mafia ở Montrealbằng cách giết một ông trùm khác, Renda kết hôn với con gái của Nicolo Rizzutovà tham gia nhiều vào công việc kinh doanh của gia đình, bao gồm cả việc xử lýtài chính.

Renda có nhiều rắc rối với pháp luật. Năm 1972, gãbị kết tội đốt phá, năm 2006 gã bị bắt trong một cuộc bố ráp bất ngờ vào giađình mafia, năm 2008 gã đã nhận “hai tội thu lợi từ tội phạm có tổ chức”. Mọithứ cũng bắt đầu trở nên không thuận lợi cho gia đình mafia của gã. Một băngđảng đối thủ bắt đầu gây chiến với họ để giành quyền lực, gửi tin nhắn đe dọabao gồm cả việc bắt cóc các thành viên gia đình của Rizzuto, mặc dù ông ta sauđó an toàn và kín tiếng.

Renda không được như bố vợ, vào ngày 20/5/2010, khigã đang được tại ngoại có điều kiện, các công nhân xây dựng đã nhìn thấy mộtchiếc xe màu đen có đèn báo hiệu của cảnh sát trên nóc đến bắt tên gangster.Hai người đàn ông đóng giả làm cảnh sát mặc thường phục nhét gã vào xe. Vợ gã pháthiện chiếc SUV của Renda bị bỏ lại với chìa khóa vẫn còn trong ổ. Gã đã khôngbao giờ được nhìn thấy nữa. Cảnh sát tin rằng vụ bắt cóc có thể là một phần củamối thù có từ những năm 1970.

Thông thường phải mất bảy năm để tuyên bố ai đó đãchết khi họ biến mất, nhưng vợ của Renda đã cố gắng kết thúc sự việc vào năm2013. Thẩm phán đã từ chối đơn yêu cầu này và nói rằng không có đủ bằng chứng hắnta bị giết.

Joseph Ardizzone: Tổ chức tội phạm quốc gia

Joseph Ardizzone là một người đàn ông có nhiềukhuôn mặt. Hắn ta là một người bán rong trái cây nhập cư, chỉ cố gắng kiếm sốngtrong thời đầu thế kỷ 20 ở Los Angeles, cũng là một nhà lãnh đạo dân sự trongcộng đồng người Ý ở đây.

Nhưng có một mặt khác, Ardizzone là một kẻ giếtngười. Hai băng đảng nổi lên ở LA đều do Ardizzone chỉ đạo. “Bàn tay đen”, biệtdanh của Arddizzone, bắt đầu giết người đối với một ông trùm đối thủ, vụ bắnsúng lái xe được thực hiện trên xe đạp vào thời điểm đó. Đến năm 1906,Ardizzone phải bỏ trốn. Một thời gian ngắn khi thấy tình hình êm êm, gã trở laivà ngựa quen đường cũ. Khi Luật cấm rượu 1920 – 1933 ban hành, gã đã tham gia vàoviệc buôn lậu như tất cả các tay gangster khác. Gã tiếp tục giết người, mặc dùluật pháp chưa  bao giờ có bất kỳ cáobuộc giết người nào đối với gã, gã từng khoe rằng đã giết 30 người.

Nhưng bạo lực trong giới buôn lậu rượu thì khôngtha Ardizzone. Gã muốn lấn sân hoạt động buôn lậu của băng đảng khác và ngượclại những băng khác cũng muốn hất cẳng gã. Gã đã bị bắn trong một lần lái xevào tháng 2/1931, bị thương gần chết. Sau đó, vào tháng 10, gã lái xe đi đónmột người anh em họ nhưng không bao giờ đến. Không biết cái gì đã xảy ra với gã.Vợ của gã phải đợi nhiều năm cho đến khi chính thức bị tuyên bố là đã chết.

Vincent Mangano: Biến mất vì thuộc hạ điên rồ của mình?.

Mặc dù không nổi đình đám như những ông trùm mafianhư Al Capone hay Lucky Luciano, ông trùm của mọi ông trùm, trong những năm1920 và 1930, Vincent Mangano cũng nhận được sự tôn trọng không kém cho vị trí đứngđầu gia đình tội phạm của mình. Là người nhập cư từ Sicily vào năm 1931, hắn tachịu trách nhiệm về giới mafia ở Brooklyn cùng với người anh em trai Philip, làngười chỉ huy thứ hai trong tổ chức.

Mangano, mặc dù được gắn biệt danh “Đao phủ” nhưngluôn tin tưởng vào cách làm việc của giới mafia truyền thống. Hắn ta tuân theocác quy tắc “danh dự, truyền thống, tôn trọng và nhân phẩm”, ngay cả khi điềuđó có nghĩa là giết người. Một trong những thuộc hạ của hắn đã đồng ý với quanđiểm đó, nói rằng Mangano nghĩ rằng trách nhiệm của mình là hướng dẫn “các contrai” của tổ chức theo cách làm việc đúng đắn, vì vậy tổ chức đã không mất đitruyền thống của nó.

Thật không may cho Mangano, một trong những thuộc hạ của hắn ta là Albert Anastasia, như đã đề cập ở phần trước, hoàn toàn điên rồ. Anastasia cũng muốn được phụ trách. Mangano và Anastasia thường có những “cuộc tranh luận sôi nổi” trước những người khác, đôi khi nó biến thành bạo lực. Năm 1951, Anastasia đã lên kế hoạch chống lại ông chủ của mình. Vào ngày 19/4, chỉ huy thứ hai của tổ chức Philip Mangano được tìm thấy bị sát hại trong một đầm lầy. Khi cảnh sát đến tìm Mangano để điều tra về cái chết của Philip, họ chẳng tìm thấy Vincent Mangano ở đâu cả. Trong khi Anastasia phủ nhận mọi sự liên quan, điều đó làm dấy lên nghi ngờ rằng hắn ta đã giết cả hai anh em trong cùng một ngày. Anastasia có được những gì gã muốn và tiếp quản tổ chức.

LÊ HÙNG

/nhung-tay-gangster-bien-mat-va-khong-bao-gio-duoc-tim-thay-phan-1.html
/niem-tin-phap-luat-va-cong-ly-cua-nguoi-ai-cap-qua-hinh-tuong-than-maat.html