/ Đời sống - Xã hội
/ Những thành tựu nỗi bật của Đắk Lắk sau 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển

Những thành tựu nỗi bật của Đắk Lắk sau 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển

23/11/2024 19:08 |

(LSVN) - Đến nay, sau 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển, nhất là sau 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất, dành được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa rất quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, tạo ra thế và lực vững chắc trên chặng đường phát triển tiếp theo.

Kinh tế phát triển nhanh, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá (giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,75%/ năm; giaiđoạn 2021 - 2024 đạt 7,07%/năm). Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, năm 2024 tăng 1,73 lần năm 2015; GRDP bìnhquân đầu người năm 2024 ước đạt 68,8 triệu đồng/người, gấp 2,06 lần năm 2015.

Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bướcgiảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng (Nông nghiệp giảm từ 42,6% năm 2015 xuống còn 37,06% vào năm 2024; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,3% năm 2015 lên 17,36% vào năm 2024; Dịch vụ tăng từ 40,8% năm 2015 lên 41,55% vào năm 2024.

Công trình điện gió Trung Nam tại huyện Ea H’Leo có quy mô công suất lớn nhất Đông Nam Á.

Công trình điện gió Trung Nam tại huyện Ea H’Leo có quy mô công suất lớn nhất Đông Nam Á.

Chất lượng nền kinh tế được nâng lên, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển đa dạng, xuất hiện một số sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như điện thương phẩm, nông sản tinh chế, sản phẩm nông nghiệp cógiá trị cao. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015-2024 ước đạt 309.850 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế giai đoạn 2015-2024 bình quân tăng 11%/năm…

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả 43 tích cực; giúp bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần củangười dân ngày càng được nâng cao; lũy kế đến năm 2023 có78/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thônmới nâng cao, 01/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Về phát triển công nghiệp: Ngành công nghiệp trên địa bàn duytrì được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Giai đoạn 2015 - 2024, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân tăng 8,83%/ năm. Tỷ trọng đóng góp của ngành côngnghiệp tăng từ 8% năm 2015 lên 12% năm 2024. Đến nay, ngành công nghiệp tỉnh đã hình thành được một số hệ thống khá đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện nước, khai khoáng đặc biệt là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và tương đối hiện đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như chế biến cà phê, hồ tiêu, cao su, tinh chế gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng....

Riêng trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng phát triển thủy điện, điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Đến nay, toàn tỉnh có 02 dự án điện gió côngsuất 428,8 MW, 10 dự án điện mặt trời nối lưới với công suất1.024 MWp và hơn 5.379 công trình điện mặt trời mái nhà đãphát điện thương mại với tổng công suất 650,17 MWp. Hoạt động thương mại - dịch vụ:

Tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội, trong đó ưu tiên phát triển khu vực dịch vụ tiếp cận với công nghệ hiện đại, công nghệ số, ứng dụng khoa học - công nghệ trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hội nhập; từng bước xây dựng, phát triển dịch vụ logistics. Giá trị tổng sản phẩm GRDP ngành dịch vụ đến năm 2024 ước đạt27.900 tỷ đồng, cao gấp 1,72 lần so với năm 2015.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối đồng bộ giao thông của thành phố Buôn Ma Thuột vớisân bay, cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hoà.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối đồng bộ giao thông của thành phố Buôn Ma Thuột vớisân bay, cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hoà.

Hoạt động xuất khẩu có sự tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 1.600 triệu USD, gấp 2,5 lần năm 2015; thị trường truyền thống được củng cố, phát triển thêm thị trường mới, bổ sung nhiều mặt hàng xuất khẩu như: hạt điều, tinh bột sắn, cà phê bột, sầu riêng,...

Những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm có quy mô lớn, đặc biệt tổ chức thành công 8 kỳ Lễ hội Cà phê, qua đógóp phần tích cực vào công tác quảng bá thương hiệu, nâng tầmgiá trị và khẳng định vị thế cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường thế giới, tôn vinh người trồng cà phê, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hợp tác, thu hút nguồn lực phát triển. Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng: Được tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ với nhiều dự án trọng điểm, góp phần tạo nên diện mạo các đô thị ngày càng khang trang, hiện đại.

Đến nay, hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không kháthuận lợi với Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suấtphục vụ khoảng 02 triệu hành khách/năm và hệ thống các đườngquốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối Đắk Lắk với các tỉnh trong khuvực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả nước; hệthống giao thông đến các huyện, xã ngày càng được cải tạo, nâng cấp, với 100% xã đã có đường nhựa đến trung tâm.  

Đặc biệt, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được tích cực triển khai, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng (trong năm 2026) sẽ góp phần quan trọng đánh thức và phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh của hai tỉnh và khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên.

Xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên

Tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên Trên cơ sở tổng kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm qua 120 năm xây dựng và phát triển, nhất là sau gần 40 năm thực hiên đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, vị trí chiến lược quan trọng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã và đang tiếp tục đồng lòng, quyếttâm thực hiện hóa khát vọng xây dựng, phát triển Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Khu đô thị Ecocity điểm nhấn cho sự phát triển kinh tế -xã hội của Đắk Lắk.

Khu đô thị Ecocity điểm nhấn cho sự phát triển kinh tế -xã hội của Đắk Lắk.

Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, gắn với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương, của tỉnh về xây dựng Đảng, củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hộinhanh, bền vững.

Trọng tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/ TW, ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số1747/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, tạo sự bứt phá, đưa nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ, phát triển nhanh và bền vững trên chặng đường mới, quyết tâm thuộc nhóm 25 tỉnh đứng đầu cả nước vào năm 2050.

Gắn nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cấp tỉnh; tăng cường đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc bảo đảm đồng bộ, toàn diện, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế chủ động trong phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hộinhập quốc tế thông qua các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, thiết thực; đẩy mạnh tổ chức hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

LAM SƠN – VĂN THÀNH

Các tin khác