/ Pháp luật bốn phương
/ Những vấn đề pháp lý xung quanh việc Tổng thống Donald Trump tiến hành các vụ kiện về gian lận trong cuộc bầu cử Thổng thống Mỹ 2020

Những vấn đề pháp lý xung quanh việc Tổng thống Donald Trump tiến hành các vụ kiện về gian lận trong cuộc bầu cử Thổng thống Mỹ 2020

05/01/2021 18:13 |

(LSVN) - Trước tình hình bầu cử ngày càng bất lợi, Tổng thống Donald Trump dường như đang muốn ở lại Nhà Trắng bằng con đường kiện tụng. Vị tổng thống này đang tiến hàng "một loạt các cuộc vận động"về gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, tập trung vào các nỗ lực pháp lý của chiến dịch ở nhiều bang trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cuộc chiến pháp lý sắp tới của ông sẽ gặp rất nhiều thử thách.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo Hiến pháp Mỹ, 03/11 là ngày bầu cử theo đó người dân của từng bang bỏ phiếu bầu Tổng thống, người dân Mỹ không trực tiếp bầu Tổng thống mà họ dùng lá phiếu của họ (phiếu phổ thông) để chọn ra các đại cử tri trong bang. Từ ngày 04 - 23/11 thực hiện quá trình kiểm phiếu, những lá phiếu bầu qua thử phải được đóng dấu bưu điện ngày 3/11 ở mỗi bang. Từ ngày 10/11 - 11/12 các bang xác nhận kết quả bầu cử. Ngày 14/12 các đại cử tri bầu Tổng thống. Ngày 23/12 phiếu đại cử tri phải tập hợp ở Tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Washington. Ngày 3/1/2021 Quốc hội mới tuyên thệ, các thành viên của Hạ viện và các thành viên mới của Thượng viên tuyên thệ. Ngày 6/1/2021 tiến hành kiểm phiếu đại cử tri và tuyên bố người chiến thắng. Và cuối cùng vào ngày 20/1/2021 là lễ nhậm chức, theo đó người chiến thắng và liên danh tranh cử của người đó sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và Phó Tổng thống tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington..

Trước tình hình này, Tổng thống Donald Trump cho biết nhóm pháp lý của ông đang rất gấp rút tiến hành các vụ kiện với cáo buộc gian lận cử tri tại một số bang chiến địa vì có bằng chứng gian lận phiếu bầu tại các bang này. Chiến dịch tranh cử của ông Trump đang tập trung vào các vụ kiện ở những bang dao động quan trọng bao gồm: Georgia, Arizona và Pennsylvania, và có thể các bang khác.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể nào để trình tòa ngoài các tuyên bố suông. Vụ kiện chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phải có bằng chứng chứng minh được là có dấu hiệu thêm bớt phiếu bầu không hợp lệ.

Trên thực tế, chiến dịch của ông Trump cũng đã tiến hành nhiều vụ kiện "gian lận bầu cử" tại các bang, nhưng hầu hết đều bị các thẩm phán bác bỏ do không có chứng cứ.

Về nguyên tắc, các tranh chấp liên quan đến bầu cử phải khởi đầu từ tòa án của bang, đầu tiên là tòa sơ thẩm, sau đó đến cấp phúc thẩm rồi tuần tự đến tòa án tối cao của bang. Tuy nhiên, tranh chấp vẫn có thể bắt đầu từ tòa án liên bang hoặc được chuyển đến tòa án liên bang nếu phát sinh "vấn đề liên bang" liên quan đến hiến pháp hoặc pháp luật liên bang và Tòa án Tối cao liên bang đồng ý thụ lý.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm cuối cùng ở Mỹ và chỉ tiếp nhận tranh chấp một khi tòa án liên bang không đủ khả năng giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, việc đưa được hồ sơ lên Tòa án Tối cao là cực kỳ khó khăn và tốn thời gian, tiền bạc. Vì vậy, sẽ có rất nhiều việc phải làm tại các tòa án cấp bang trước khi vụ việc được phân xử tại Tòa án Tối cao.

Hiến pháp Mỹ đã trao cho chính quyền các bang nhiệm vụ tổ chức bầu cử. Bang là cấp quyết định số lượng phòng phiếu, số ngày bỏ phiếu sớm và ngưỡng thời gian kiểm phiếu. Nói cách khác, luật bầu cử là luật của bang, vì vậy luật khác nhau tùy từng bang, thậm chí tùy từng hạt.

Ngay cả trong trường hợp đưa lên được Tòa án Tối cao thì phán quyết nhiều khả năng cũng không tạo ra được tác động đáng kể lên kết quả bầu cử theo hướng mà ông Trump muốn, bởi các lá phiếu vẫn là thứ quyết định ai cuối cùng sẽ là Tổng thống chứ tòa không thể chỉ định rằng ai sẽ thắng hoặc ai sẽ thua. Kịch bản khả dĩ nhất bây giờ là nếu Tòa án Tối cao tuyên bố có dấu hiệu sai phạm trong khâu kiểm phiếu thì nó cũng sẽ chỉ là một phương tiện để Tổng thống Trump có cơ sở yêu cầu loại bỏ các phiếu không có lợi cho mình. Nếu ngay cả khi loại bỏ những lá phiếu đó mà vẫn không đủ phiếu thì ông Trump phải chấp nhận thất bại rõ ràng.

Hiện nay, vẫn chưa có thông tin về những địa điểm và ngày cụ thể mà chiến dịch Tổng thống Trump tổ chức các sự kiện vận động cho cuộc chiến pháp lý chống gian lận bầu cử.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump và đội ngũ pháp lý của mình cũng tiết lộ bằng chứng về những cử tri đã qua đời từ trước thời gian bầu cử nhưng vẫn đội mồ sống dậy đi bỏ phiếu, để minh chứng cho hành vi gian lận cử tri. Đây là một trong những bằng chứng quan trọng về gian lận bầu cử và phiều bầu bất hợp pháp để tạo lợi thế cho ông Joe Biden - ứng cử viên đảng Dân chủ.

Cụ thể, luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, Rudy Giuliani cho biết đội ngũ của ông có tới 50 nhân chứng có thể xác nhận cuộc bầu cử tại Pittsburgh và Philadelphia tại bang Pennsylvania là không công bằng khi đã vi phạm các quyền dân sự và luật pháp bang. 

Có thể nói, việc thuyết phục được Tòa án Tối cao liên bang thụ lý các vụ kiện về gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ là một trong những phương án tối ưu nhất cho Tổng thống Trump lúc này trên con đường quay trở lại Nhà Trắng vào nhiệm kỳ tới.

Trên thực tế rất hiếm khi Tòa án Tối cao liên bang chịu tiếp nhận các vụ kiện nói trên. Thông thường, Tòa án Tối cao liên bang của Mỹ không can thiệp vào đại đa số các tranh chấp trong bầu cử. Đến nay chỉ có hai lần Tòa án Tối cao liên bang ra phán quyết về bầu cử Tổng thống Mỹ là án lệ Bush v. Gore (2000) và án lệ Buckley v. Valeo (1976).

Nhìn lại lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ trước đây, đại dịch Covid-19 hiện nay có thể xem như bất lợi đối với Tổng thống Donald Trump tương tự như cách mà cuộc khủng hoảng con tin ở Iran đã làm Tổng thống Carter thua thê thảm trong cuộc đua với đối thủ đảng Cộng hòa Ronald Reagan năm 1980.

Tuy nhiên, cơ hội đối với Tổng thống Trump quay trở lại Nhà Trắng vẫn còn ở phía trước khi mà ông này vẫn còn thời gian và đang chiếm ưu thế tại các bang mang tính quyết định đối với cuộc bầu cử, chứ không phải trên quy mô toàn quốc. Hơn nữa, những chiến thắng sít sao của ông Trump tại nhiều bang chiến địa thiên về bảo thủ như Georgia, Iowa và Bắc Carolina có thể giúp hạn chế việc đảng Cộng hòa bị “mất ghế” trong cuộc đua vào Thượng viện.

YÊN CHI(t/h)

/cong-dong-chinh-tri-an-ninh-asean-co-nhieu-buoc-phat-trien-moi-bat-chap-tac-dong-cua-covid-19.html