/ Tư vấn
/ Những việc điều tra viên được làm và không được làm

Những việc điều tra viên được làm và không được làm

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Theo quy định của pháp luật hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên được quy định thế nào? Những việc điều tra viên không được làm?

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 53 và 54 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26/11/2015 của Quốc hội, thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra và những việc Điều tra viên không được làm được quy định cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên

- Được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động điều tra thuộc thuẩm quyền của cơ quan điều tra theo sự phân công của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra.

Ảnh minh họa.

- Điều tra viên được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự.

Điều tra viên có trách nhiệm

- Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ.

- Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra.

- Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

- Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Những việc điều tra viên không được làm

- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

- Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định pháp luật.

- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

LSO

/cach-goi-khac-nhau-doi-voi-nguoi-bi-buoc-toi.html