Khởi tố thêm 02 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam
Khởi tố thêm 02 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

(LSVN) - Ngày 07/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Đặng Ngọc Cầm và Nguyễn Quốc Khánh (đều là thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Chè Việt Nam) liên quan đến sai phạm về góp vốn và thoái vốn là quyền sử dụng khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 bị can trong vụ án tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC
Khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 bị can trong vụ án tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC

(LSVN) - Ngày 20/9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

(LSVN) - Bài viết phân tích những vấn đề chung về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.

Lấy cung các đối tượng câm điếc như thế nào để đảm bảo tính hợp pháp?
Lấy cung các đối tượng câm điếc như thế nào để đảm bảo tính hợp pháp?

(LSVN) - Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch, người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự và một số vấn đề cần đặt ra
Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự và một số vấn đề cần đặt ra

(LSVN) - Quyền bào chữa là một trong những nội dung cơ bản của quyền được xét xử công bằng - một lĩnh vực cơ bản của quyền con người trong tố tụng hình sự; việc đảm bảo quyền bào chữa trong tố tụng hình sự có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người, một tiêu chí cơ bản trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạọ điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa[1]. Bài viết nhằm làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận các quy định về đảm bảo quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng và một số vấn đề cần đặt ra trước yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.