/ Tư vấn
/ Trường hợp nào bị can được đọc hồ sơ vụ án?

Trường hợp nào bị can được đọc hồ sơ vụ án?

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Theo quy định tại Thông tư liêntịch số 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP thì bị can hoặc người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quyền đọc, ghi chéptài liệu từ sau khi kết thúc điều tra, trong giai đoạn truy tố đến trước khi tòa án có quyết định đưa vụ án ra xétxử. Việc đọc, sao chụp hồ sơ vụ án dựa trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ đầy đủtrình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm, quyền của bị can, người đại diện theopháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép bản sao tài liệuhoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tàiliệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.

Ngoài ra, việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Ảnh minh họa.

Cũng theo quy định tại thông tưnày thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án quyết định việcsao tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệukhác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi chung là tài liệu) để bị canhoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiệnviệc đọc, ghi chép khi họ có yêu cầu nếu không thuộc một trong các trườnghợp phải từ chối việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật củapháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu hoặc từ chối việc cho bịcan hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiếptục đọc, ghi chép tài liệu.

Các trường hợp cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án phải từ chối việccho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mạiphạm tội đọc, ghi chép tài liệu hoặc từ chối việc cho bị can hoặc người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiếp tục đọc, ghi chéptài liệu như sau:

- Các tài liệu liên quan đến bímật nhà nước; bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tưcủa cá nhân, bí mật gia đìnhcủa người tham gia tố tụng mà họ đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tốtụng giữ bí mật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của phápluật có liên quan.

Các thông tin, tài liệu mà người thamgia tố tụng là người tố giác, báo tin về tội phạm đã yêu cầu cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật;

- Các quyết định, lệnh, văn bảntố tụng đã được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao cho bị canhoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạmtội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Có căn cứ xác định bị can hoặcngười đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện mộttrong các hành vi:

+ Mua chuộc, cưỡng ép,xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy,giả mạo chứng cứ, tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật của vụ án; đe dọa, khốngchế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thânthích của những người này.

+ Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sửdụng vũ lực nhằm: ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khácra làm chứng gian dối; ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc ngườibị hại khai báo gian dối; ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thựchiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận saivới sự thật khách quan; ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiệnnhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối; ngăn cảnđại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng.

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uytín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe dọa, sử dụngvũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyềntiến hành tố tụng.

+ Đã được triệu tập mà vắng mặtkhông vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặtcủa họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng; ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặcthông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Có căn cứ xác định bị can hoặcngười đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiết lộ thôngtin vụ án, bí mật điều tra mà mình biết khi người có thẩmquyền tiến hành tố tụng đãyêu cầu giữ bí mật; sử dụng tài liệu đã được đọc, ghi chép vào mục đích xâmphạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Khi chưa kết thúc điềutra vụ án, vụ án đang trong giai đoạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung hoặcđiều tra lại hoặc tòa ánđã có quyết định đưa vụ án ra xét xử;

- Cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉđiều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án hoặc tạmđình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Căn cứ theo quy định nếu không thuộc trường hợp phải từ chối việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đọc, sao chụp hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

/ban-ve-van-de-xac-dinh-tien-an.html
/quyen-giu-bi-mat-thong-tin-suc-khoe-cua-nguoi-benh.html