/ Trợ giúp pháp lý
/ Những việc Thẩm phán không được làm khi thực hiện nhiệm vụ

Những việc Thẩm phán không được làm khi thực hiện nhiệm vụ

13/11/2022 10:44 |

(LSVN) - Thẩm phán không được tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018.

Ảnh minh họa.

Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán quy định những chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của Thẩm phán. Bộ Quy tắc áp dụng đối với Thẩm phán công tác tại Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; khuyến khích áp dụng đối với các Thẩm phán đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

Trong đó, Bộ Quy tắc nêu rõ những việc Thẩm phán không được làm khi thực hiện nhiệm vụ gồm:

- Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

- Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

- Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

- Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

- Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

PHƯƠNG NGUYỄN

Luật sư trong thời đại 4.0: Thời cơ và thách thức

Loan B T Thanh