(LSO) – Theo luật sư Vũ thị Nga, sự kiên trì, kinh nghiệm, kiến thức và đúng thời điểm là những yếu tố cơ bản để đấu tranh trong các vụ án oan.
Ít ai biết rằng người đồng hành cùng những số phận oan nghiệt trong các vụ án oan chấn động: Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Đặng Thị Nga… là một nữ Luật sư (LS). Chị là LS Vũ Thị Nga (thuộc Đoàn LS tỉnh Quảng Ninh, trưởng Văn phòng LS Công Lý Việt), một người có duyên với các vụ án oan thế kỷ.
Dù đã đặt lịch phỏng vấn trước nhiều ngày nhưng rồicuộc hẹn với LS Nga vẫn phải dời đến sát nút vì guồng xoáy công việc của chịluôn bận rộn.
Mối duyên vô hình với án oan
Là một nữ LS, chị có gặp trở ngại gì trong công việc không khi phần lớn đồng nghiệp trong nghề này là nam giới?
LS Vũ Thị Nga: Có chứ, chắc chắn là có rồi. Trở ngại ấy đến từ cách đây 20 năm, ngày mà tôi bước chân vào nghề. mọi thứ đều rất khó khăn, từ việc nghiên cứu hồ sơ, nhận diện vụ án cho đến các quy định pháp luật. Rồi chưa kể bên cạnh vai trò của một LS thì còn có thiên chức của một người vợ, người mẹ nữa.
Tuy nhiên, càng tham gia nghiên cứu nhiều vụ án, nhấtlà những vụ có tình tiết không sáng tỏ thì tôi lại càng bị cuốn hút. Tôi tìm mọicách để nghiên cứu những hành vi đó có phù hợp với thực tế khách quan, khônggian, thời gian hay không. Đam mê, nhiệt huyết, lòng yêu nghề cứ vậy mà đẩy lùinhững trở ngại này về phía sau. Đặc biệt, được gia đình hết lòng ủng hộ nên tôicũng có nhiều thời gian cho các vụ án hơn.
Cơ duyên nào đưa chị đến với các vụ án oan thế kỷ thời gian qua?
LS Vũ Thị Nga: Tôi không nhớ bắt đầu tham gia những vụ án như vậy chính xác từ khi nào nhưng khi đó chưa có Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Dường như có một mối duyên vô hình gắn kết tôi với những vụ án gai góc này. Chúng xảy ra ở khắp các tỉnh, thành và bằng cách nào đó thì thân nhân của những người bị oan họ tìm tới tôi.
Mỗi lần như vậy, công việc đầu tiên là đánh giá cáclời khai cũng như diễn biến, kết quả xét xử trên bản án. Bằng linh cảm cùngkinh nghiệm của bản thân, LS sẽ cảm nhận được vấn đề đang nằm ở đâu.
Điển hình là vụ án Hàn Đức Long, bốn bản án đều khẳng định ông giết và hiếp cháu bé, sau đó bế nạn nhân trên quãng đường dài gần 2km xuyên qua cánh đồng bắp, mương nước rồi quay trở về chỉ với thời gian 19 phút… Điểm đầu tiên thôi thúc tôi và các đồng nghiệp là phải thực nghiệm điều tra để xem với khoảng thời gian trên thì có đủ để thực hiện hàng loạt hành vi mà ông Long bị cáo buộc hay không. Kết quả cho thấy điều này là hoàn toàn không thể. Từ đây một loạt mâu thuẫn khác cũng được làm sáng tỏ.
Đấu tranh cho án oan luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tâm huyết cũng như sự hiểu biết mà không phải bất cứ LS nào cũng có thể thực hiện được. Yếu tố nào giúp chị cùng thân chủ thành công trong rất nhiều vụ việc như đã nói ở trên?
LS Vũ Thị Nga: Điều đầu tiên là kinh nghiệm nghiên cứu vụ án, tiếp đó là phải tư duy logic đầy đủ trên phương diện khoa học hình sự, khoa học pháp lý. Một yếu tố khác là thời điểm.
Kể đến vụ án Hàn Đức Long hay Nguyễn Thanh Chấn, thờiđiểm này đang trong giai đoạn Việt Nam thực hiện cải cách tư pháp, nguyên tắcsuy đoán vô tội đã bắt đầu được đưa ra. Đây chính là thời điểm “chín” và thuậnlợi nhất cho việc minh oan.
Trước đây, việc điều tra, truy tố và xét xử chủ yếudựa trên việc buộc tội chứ không xem xét các chứng cứ gỡ tội, nhân chứng hay lờikhai khác. Khi điều tra, ông Chấn được lấy dấu vân tay nhưng không phù hợp vớivân tay để lại hiện trường, dù vậy tài liệu này đã bị bỏ ngoài hồ sơ.
Bị ném đá, xua đuổi khi đi minh oan
Theo chị, khó khăn lớn nhất khi tham gia các vụ án oan là gì?
LS Vũ Thị Nga: Khó khăn đầu tiên và cũng lớn nhất là các vụ án oan đều diễn ra trong một thời gian dài, tập trung cả một đội ngũ người tiến hành tố tụng. Điều này khiến hồ sơ vụ án gần như được “làm tròn”, khi đó chúng tôi chỉ có một niềm tin nội tâm qua việc tiếp xúc với bị can hay người thân của họ. Có những vụ án khi mới tiếp xúc thì thấy rằng CQĐT, VKS đã làm kỹ rồi, tòa xét xử và trả hồ sơ nhiều lần rồi thì LS còn gì nữa mà làm. Nếu không có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, niềm tin nội tâm thì chắc chắn sẽ bỏ qua.
Bên cạnh đó, ngoài kinh nghiệm về mặt pháp luật thìcũng phải lắng nghe thân chủ, gia đình của họ, thậm chí là hàng xóm để xem độngcơ, mục đích gây án của họ là gì. Và để làm được điều này thì đương nhiên là cầnrất nhiều thời gian, tâm huyết. Sau khi có những điều trên, LS phải đưa ra đượcsuy nghĩ, phân tích, đánh giá của mình để gửi tới những cơ quan có thẩm quyềncao hơn xem xét.
LS có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình minh oan cho nhiều người dân?
LS Vũ Thị Nga: Mỗi một vụ án oan đối với tôi đều là những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình, vì vậy có những chuyện không thể nào quên.
Trong vụ án của ông Hàn Đức Long, kỷ niệm đáng nhớnhất là khi thực nghiệm điều tra. Trớ trêu là hiện trường vụ án lại nằm ngay cạnhgia đình bị hại. Khi chúng tôi có mặt, một tốp người rất đông, chủ yếu là phụ nữkhông biết từ đâu tới bất ngờ ném đá rồi xua đuổi cả nhóm.
Chúng tôi phải thuê xe ôm đi vào, giả vờ là ngườidân trong thôn, thậm chí là phải nhờ công an xã đưa đi. Chúng tôi cũng phải tựthuê máy móc để đo đạc hiện trường và khi nhận thấy chiều dài quãng đường khônggiống với trong bản án thì đã chứng minh được thời gian gây án có rất nhiều mâuthuẫn.
Hay như vụ án của gia đình cụ Đặng Thị Nga ở ĐiệnBiên, đây là một trong những vụ mà khiến tôi ám ảnh nhất. Một người phụ nữ gần80 tuổi cùng hai người con trai hơn 30 năm mang án oan sát hại chồng. Trong sốnày, một anh đã mất vì bệnh nhưng không quên khắc dòng chữ “đời oan trái” lêntay.
Rồi chưa kể đa số gia đình trong các vụ án oan đềucó hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, kiệt quệ. Các LS phải hỗ trợ họ tiền đilại kêu oan, mỗi dịp lễ, Tết đều mua quà đến tặng, thậm chí là cho tiền ăn quangày, kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ…
Với kinh nghiệm tham gia nhiều vụ án oan, chị có chia sẻ và gửi gắm gì đến những người đang vướng vào các vụ án có dấu hiệu oan, sai tương tự?
LS Vũ Thị Nga: Oan, sai có rất nhiều để nói. Khi minh oan được cho một người, nó có rất nhiều ý nghĩa, không chỉ với cá nhân và gia đình họ mà còn với chính LS và lớn hơn là việc quyền con người được đảm bảo.
Đối với những gia đình có oan sai, hơn ai hết họ làngười tiếp xúc với người thân và vụ việc từ đầu, do đó họ phải có quyết tâm, cóniềm tin và đặc biệt là không nản chí. Phải tìm mọi cách tiếp cận, gần gũi vớingười thân để lắng nghe, chuyển tải lời kêu oan đưa ra bên ngoài.
Nhiều trường hợp đơn từ gửi đi nhiều nơi nhưng không nói hết được các khúc mắc trong vụ án. Điều này đòi hỏi họ phải tìm đến một tổ chức hành nghề LS đủ tin cậy. LS sẽ tư vấn cho họ hướng giải quyết vụ việc, đồng hành cùng họ gõ cửa các cơ quan tố tụng.
Ba vụ án oan lớn luật sư Nga từng tham gia Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: Ông Nguyễn Thanh Chấn (trú Việt Yên, Bắc Giang) từng bị kết án oan chung thân về tội giết người. Sau hơn 10 năm ngồi tù oan cùng chặng đường kêu oan đằng đẵng, ông được minh oan, xin lỗi và bồi thường hơn 7 tỉ đồng. Trong vụ án này, LS Vũ Thị Nga là người tích cực tham gia cùng gia đình ông Chấn kể từ giai đoạn kêu oan. Vụ án Hàn Đức Long: Ông Hàn Đức Long (Tân Yên, Bắc Giang) từng bị tuyên án tử hình với cáo buộc sát hại một cháu bé hàng xóm. Sau hơn 11 năm ngồi tù, ông được các cơ quan tố tụng xác định là oan, đồng thời tổ chức xin lỗi công khai. Hiện vụ việc trong giai đoạn thương lượng tiền bồi thường. Ở vụ án này, LS Vũ Thị Nga là một trong những LS kiên trì theo đuổi, đồng hành cùng gia đình ông Long. Vụ án bà Đặng Thị Nga cùng các con: Đây là một trong những vụ án oan khủng khiếp nhất, bởi bà Đặng Thị Nga (trú huyện Tuần Giáo, Điện Biên) cùng hai con trai bị cáo buộc sát hại chính chồng, cha của mình. Sau hơn 30 năm mang án oan, tháng 10-2017, TAND tỉnh Điện Biên đã tổ chức xin lỗi công khai đối với mẹ con bà. Đến thời điểm hiện tại, LS Vũ Thị Nga cùng gia đình bà Nga bước đầu đạt được thỏa thuận bồi thường hơn 13 tỉ đồng. |
Tuyến Phan(PLO)