/ Nghề Luật sư
/ Kinh nghiệm - Thực tiễn
'Nemo iudex in causa sua' – Nguyên tắc bất diệt của công lý trong pháp luật Việt Nam
'Nemo iudex in causa sua' – Nguyên tắc bất diệt của công lý trong pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Tinh thần khách quan và công bằng trong nguyên tắc “Không ai có thể làm quan tòa trong chính vụ việc của mình” dù không được ghi nhận trực tiếp trong luật pháp Việt Nam, nhưng từ lâu đã thấm nhuần trong mọi hoạt động xét xử, thanh tra và điều tra. Nguyên tắc này len lỏi từ tố tụng hình sự, dân sự đến giải quyết tranh chấp thương mại và thanh tra hành chính, góp phần bảo đảm niềm tin vào công lý và sự minh bạch của hệ thống pháp luật.

Điều kiện lĩnh thưởng xổ số trong pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
Điều kiện lĩnh thưởng xổ số trong pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Trường hợp do các nguyên nhân khách quan, vé xổ số trúng thưởng bị rách rời nhưng vẫn còn đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, tính xác thực của tờ vé, vé không thuộc đối tượng nghi ngờ gian lận, vị trí rách rời không ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng thì công ty xổ số kiến thiết tổ chức thẩm tra xác minh và quyết định việc trả thưởng hay từ chối trả thưởng cho khách hàng. Tuy nhiên, các căn cứ này lại chưa được pháp luật quy định cụ thể. Điều này có dẫn đến cách hiểu các căn cứ này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự định đoạt của các công ty xổ số kiến thiết.

Cơ chế kiểm soát quyền lực của Tổng thống đối với Quốc hội và hệ thống Tòa án Liên bang ở Hoa Kỳ và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Cơ chế kiểm soát quyền lực của Tổng thống đối với Quốc hội và hệ thống Tòa án Liên bang ở Hoa Kỳ và một số khuyến nghị cho Việt Nam

(LSVN) - Nhà nước liên bang Hoa Kỳ được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập với ba nhánh quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp tách biệt nhưng kiềm chế và đối trọng chặt chẽ với nhau. Dù vậy, quyền hành pháp vẫn có ưu thế vượt trội; tác động, ảnh hưởng và kiểm soát, chi phối các quyền lập pháp, tư pháp. Vừa là nguyên thủ quốc gia, lại vừa đứng đầu Chính phủ và nắm giữ trọn vẹn quyền hành pháp, tổng thống Hoa Kỳ còn được trang bị thêm nhiều thẩm quyền lập pháp, tư pháp hiệu quả để thực hiện chức năng, nhiệm vụ toàn diện và chủ động của mình; đồng thời tác động, kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của hệ thống tòa án liên bang. Bài viết nghiên cứu về cơ chế kiểm soát đó và đề xuất những khuyến nghị cho Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là người dân tộc thiểu số trên môi trường thương mại điện tử
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là người dân tộc thiểu số trên môi trường thương mại điện tử

(LSVN) - Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong dân cư của một quốc gia. Người tiêu dùng, người dân tộc thiểu số họ có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản... Người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, thế nhưng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu hơn. Đó là tình trạng bất cân xứng về thông tin, hiểu biết, khả năng kiểm tra chất lượng hàng hóa, các khuyết tật và các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thị trường.

Công ty luật Việt Nam trong bối cảnh mới: Thay đổi để vươn mình
Công ty luật Việt Nam trong bối cảnh mới: Thay đổi để vươn mình

(LSVN) - Thế giới đã đi đến những năm nửa cuối của thập niên thứ ba, thế kỷ 21 và cũng là lúc chúng ta bước vào thời đại mà ở đó chuyển đổi số và công nghệ phát triển như vũ bão. Trong bối cảnh này, các công ty luật Việt Nam đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Nền kinh tế toàn cầu đang dần tiến vào kỷ nguyên không biên giới kéo theo đó là bước phát triển ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của các công ty luật hàng đầu thế giới tại thị trường Việt Nam đang đặt các công ty luật trong nước trước những thử thách không dễ để vượt qua. Bài viết này sẽ làm rõ những thách thức và cơ hội của các công ty luật Việt Nam trong bối cảnh mới và đề xuất những giải pháp giúp các công ty luật nội địa vươn mình và hội nhập một lần nữa với sân chơi toàn cầu của ngành luật.

Lý giải phạm vi áp dụng của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Lý giải phạm vi áp dụng của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

(LSVN) - Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods hay còn gọi tắt là CISG) (sau đây gọi tắt là “Công ước”) được các quốc gia thành lập thông qua tại Vienna ngày 11/4/1980 và có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/01/2017. Các cơ quan tòa án và trọng tài của Việt Nam đã thụ lý và giải quyết nhiều vụ tranh chấp có áp dụng Công ước. Mặc dù vậy, Công ước chỉ có 101 điều ngắn gọn được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, vốn là loại giao dịch phổ biến nhất. Vì vậy, việc nếu chỉ đọc câu chữ các điều khoản để áp dụng là điều không dễ, có thể còn không đúng.

Phá sản doanh nghiệp và những điều cần biết
Phá sản doanh nghiệp và những điều cần biết

(LSVN) - Tại sao một số doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ, trong khi những doanh nghiệp khác lại nhanh chóng sụp đổ? Câu trả lời không hề đơn giản, nhưng một trong những yếu tố quan trọng chính là khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Khi thế giới ngày càng trở nên phức tạp và cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới và sáng tạo để tồn tại. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải và phá sản. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và có sự hiểu biết pháp lý để tránh rủi ro cho mình.

Chi phí luật sư: Vì sao không nên liệt kê vào danh mục chi phí tố tụng?
Chi phí luật sư: Vì sao không nên liệt kê vào danh mục chi phí tố tụng?

(LSVN) - Pháp lệnh mới về chi phí tố tụng vừa được thông qua đã tạo nhiều ý kiến trái chiều khi tiếp tục liệt kê chi phí luật sư vào danh mục chi phí tố tụng. Với bản chất là hợp đồng dịch vụ tự nguyện giữa đương sự và luật sư, việc gộp chi phí này vào chi phí tố tụng không chỉ mâu thuẫn về lý thuyết pháp lý mà còn gây nhiều vướng mắc thực tiễn trong việc yêu cầu bồi hoàn.

Bàn về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của nguyên đơn
Bàn về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của nguyên đơn

(LSVN) - Qua thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung cho thấy số lượng vụ án được hoà giải thành chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Điều này cho thấy các thẩm phán đã có sự tập trung và làm tốt công tác hoà giải. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc phát sinh đó là vấn đề án phí mà các đương sự phải chịu trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Mặc dù pháp luật có quy định nhưng chưa thật sự rõ ràng từ đó thực tiễn vẫn còn nhận thức khác nhau, thậm chí là tranh luận xem ai phải chịu án phí trong trường hợp Toà án hoà giải thành.

Luật sư công: Sự cần thiết và những vấn đề đặt ra khi xác lập về thể thức hoạt động
Luật sư công: Sự cần thiết và những vấn đề đặt ra khi xác lập về thể thức hoạt động

(LSVN) - Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)  ban hành Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, UBTVQH giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp trực tiếp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp sức cho chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Vậy luật sư công là gì? Việt Nam có cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? 

Bình luận về tội  "Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có "
Bình luận về tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có"

(LSVN) - Có thể nói, đồng hành cùng các tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản là các vụ việc tiêu thụ tài sản phạm pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ phát hiện xử lý tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” là rất thấp, không đáng kể so với tình hình gia tăng của tội xâm phạm sở hữu.

Một số lưu ý đối với bài viết pháp lý
Một số lưu ý đối với bài viết pháp lý

(LSVN) - Kỹ năng viết pháp lý là khả năng trình bày bằng hình thức văn bản nhằm thể hiện nội dung pháp lý nhất định, qua đó giải quyết vấn đề, xử lý vụ việc hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Cũng như nhiều ngành khác, đối với nghề luật nói chung, kỹ năng viết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động hành nghề. Có thể nói, kĩ năng viết có vai trò căn bản trong việc xây dựng hình ảnh người hành nghề luật trong đời sống xã hội, khẳng định năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và hiệu quả công việc của họ. Qua từng văn bản, người hành nghề luật đặc biệt là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên để lại tên tuổi, tâm huyết và dấu ấn của nghề trong cuộc đời mình.

Nâng cao chất lượng hành nghề Luật sư và một số góp ý hoàn thiện về mặt pháp lý
Nâng cao chất lượng hành nghề Luật sư và một số góp ý hoàn thiện về mặt pháp lý

(LSVN) - Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật. Luật Luật sư hiện hành đã có những quy định cần thiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động hành nghề luật sư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Luật sư về hành nghề luật sư và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện.

Bàn về trường hợp Tòa án được quyền xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn
Bàn về trường hợp Tòa án được quyền xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn

(LSVN) - Quy định về giới hạn của việc xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự có mục đích nhằm đảm bảo tính định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử, đặc biệt là xác định giới hạn cho Tòa án trong việc thực hiện quyền hành của mình trong quá trình giải quyết vụ án tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền... gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể tham gia tố tụng.

Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’
Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’

(LSVN) - Tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quản lý và sử dụng tài sản công cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quyết định chủ trương đầu tư; về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; về quyết định đầu tư chương trình, dự án; về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án gây hậu quả nghiêm trọng.

Công nghệ AI: Thách thức đối với nghề Luật trong thời đại mới
Công nghệ AI: Thách thức đối với nghề Luật trong thời đại mới

(LSVN) - Thời đại kỷ nguyên 4.0 đã tạo ra một làn sóng bùng nổ các công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain) để biến quy trình làm việc trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, chúng ta đều chứng kiến công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Từ các nền tảng học tập và trao đổi công việc chuyên môn trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet,… cho đến sự ra đời của các công ty áp dụng công nghệ vào lĩnh vực pháp lý đã tạo ra bước ngoặt lớn trong cách chúng ta kết nối và tương tác. Đặc biệt sự ra mắt của các công cụ ứng dụng AI như ChatGPT, Claude, Gemini, Aidu,.. đã mang tới nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với mọi ngành nghề.

Không nhờ thầy thuốc, lại tìm lang băm: Bài học từ các vụ lừa đảo 'chạy án' hàng tỉ đồng
Không nhờ thầy thuốc, lại tìm lang băm: Bài học từ các vụ lừa đảo 'chạy án' hàng tỉ đồng

(LSVN) - Những vụ lừa đảo “chạy án” với số tiền lên tới hàng tỷ đồng đang gây bức xúc trong dư luận. Tâm lý lo sợ và thiếu hiểu biết pháp luật khiến nhiều người sẵn sàng tìm đến các đối tượng mạo danh có thể "chạy án" thay vì tìm luật sư. Hành động này không khác gì việc "không nhờ thầy thuốc, lại tìm lang băm", gây thiệt hại cả về kinh tế và pháp lý cho người dân.

Bảo vệ sự trong sáng và hình ảnh nghề luật sư
Bảo vệ sự trong sáng và hình ảnh nghề luật sư

(LSVN) - Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, song song với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, thì hệ thống pháp luật nói chung và nghề luật sư nói riêng cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mới chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt. Từ năm 1945 đến nay, trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, nghề luật sư ở Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đội ngũ Luật sư trên cả nước qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước được tôi luyện và phát triển, không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Để đạt được những thành quả đó là nhờ có công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước, có sự đóng góp của các thế hệ Luật sư cha anh đi trước. Vì vậy, thế hệ Luật sư hôm nay hãy không ngừng rèn luyện, trau dồi nhằm bảo vệ uy tín, danh dự của nghề luật sư. 

Luật sư Phạm Hồng Hải: Người góp phần định hình lại nghề luật sau đổi mới
Luật sư Phạm Hồng Hải: Người góp phần định hình lại nghề luật sau đổi mới

(LSVN) - Nhắc đến Luật sư Phạm Hồng Hải là nhắc đến một con người đầy cá tính và tâm huyết, một người có vai trò rất lớn trong việc khôi phục và định hình lại nghề luật sau thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Nếu cụ Phan Văn Trường được xem là Luật sư người Việt Nam đầu tiên, thì Luật sư Phạm Hồng Hải chính là người đã nhắc nhở chúng ta về sự trở lại mạnh mẽ của nghề này, với vai trò không chỉ là người bào chữa mà còn là người bảo vệ công lý và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Cần xử lý nghiêm hiện tượng 'ăn theo' nghề Luật sư
Cần xử lý nghiêm hiện tượng 'ăn theo' nghề Luật sư

(LSVN) - Sự phát triển của nghề Luật sư vốn yêu cầu tính chuyên nghiệp và uy tín rất cao. Việc “mạo danh” tổ chức hành nghề Luật sư để cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong thị trường dịch vụ đặc thù này, gây nhiều hệ quả tiêu cực.

Những điểm mới trong dự thảo Tờ trình Luật Luật sư
Những điểm mới trong dự thảo Tờ trình Luật Luật sư

(LSVN) - Ngày 29/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư số 65/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Luật Luật sư). Sau hơn 17 năm thực hiện, Luật Luật sư đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của luật sư phát triển. Tuy nhiên, Luật Luật sư cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển nghề Luật sư.

Một số đề xuất liên quan đến sửa đổi Luật Luật sư
Một số đề xuất liên quan đến sửa đổi Luật Luật sư

(LSVN) - Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012, có hiệu lực thi hành, đến nay đã hơn 18 năm. Trong 18 năm qua, với những quy định tiến bộ, thể chế hóa khá đầy đủ chủ trương của Đảng về vai trò của Luật sư, nghề Luật sư, đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam.

Góp ý dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS
Góp ý dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS

(LSVN) - Ngày 10/6/2024, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được Công văn số 89/TAND Tối cao-PC ngày 06/6/2024 của Tòa án nhân dân Tối cao (TAND Tối cao) đề nghị đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị quyết). 

Đề xuất không bổ sung quy định việc cấp, đổi Chứng chỉ hành nghề Luật sư khi hết thời hạn 05 hoặc 10 năm
Đề xuất không bổ sung quy định việc cấp, đổi Chứng chỉ hành nghề Luật sư khi hết thời hạn 05 hoặc 10 năm

(LSVN) - Hướng đến mục tiêu hoàn thiện thể chế, pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật liên quan đến Luật sư và hành nghề Luật sư; kế thừa và phát triển những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phù hợp; đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định để phù hợp với thực tiễn hoạt động Luật sư và hành nghề Luật sư nhằm phát triển nghề Luật sư chất lượng và bền vững với đội ngũ Luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hành nghề, đồng thời nâng cao trách nhiệm của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư nhằm thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006.

Một số ý kiến về đề xuất chứng chỉ hành nghề Luật sư có thời hạn 05-10 năm
Một số ý kiến về đề xuất chứng chỉ hành nghề Luật sư có thời hạn 05-10 năm

(LSVN) - Hiện nay, Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư mới, thay thế Luật Luật sư hiện hành. Trong đó, đề xuất được đông đảo Luật sư quan tâm và tham gia tranh luận là quy định Chứng chỉ hành nghề Luật sư có thời hạn 05 hoặc 10 năm và có thể được xem xét gia hạn hoặc cấp lại khi đủ điều kiện quy định (Điều 17, dự thảo Đề cương).

Phân hoá vai trò đồng phạm trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phân hoá vai trò đồng phạm trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(LSVN) - Đi đôi với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu có xu hướng gia tăng. Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi. Trong một thập kỷ trở lại đây, các vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan tới các dự án bất động sản được các cơ quan tố tụng phát hiện và xử lý tương đối nhiều. Các vụ án này thường có nhiều bị can, bị cáo và đông đảo bị hại. Tài sản bị các đối tượng chiếm đoạt là rất lớn, hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo diễn ra trong một thời gian dài.

LSVN