(LSVN) - Trong những năm qua, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, tuyên truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp; phê phán những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời cũng là diễn đàn để nhân dân đóng góp ý kiến và thực hiện quyền giám sát công tác điều hành của chính quyền các cấp.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định Luật sư được gặp bị can trong trại giam mà không cần phải xin phép hoặc bị giám sát bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Tuy nhiên sau đó lại xuất hiện những Thông tư, Thông tư liên tịch dưới Luật do các cơ quan tiến hành tố tụng ban hành có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật, thậm chí có dấu hiệu lạm quyền khi ban hành văn bản quy định chi tiết mà không được Quốc hội giao.
(LSVN) - Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ của báo chí là góp phần đưa những chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật này đi sâu vào thực tiễn đời sống (tuyên truyền và phổ biến pháp luật), nhiệm vụ vẻ vang ấy của đội ngũ nhà báo, phóng viên được kết hợp chặt chẽ với đội ngũ luật sư, những người làm công tác tư vấn pháp luật, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
(LSVN) - Hiện nay, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh doanh khác có nhu cầu sử dụng xe ô tô chở tiền là rất lớn, riêng xe ô tô chở tiền sản xuất trên nền xe con có số lượng tiêu thụ hàng năm ở Việt Nam khoảng 1000 xe/năm. Chính vì vậy, có tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu xe vừa chở hàng, vừa chở người rồi khai báo thành các xe chở chứng từ có giá để lách thuế, tuồn ra thị trường sử dụng như một xe chở người gây thất thu thuế cho nhà nước (có thể từ 300-800 tỉ/năm), gây bất công cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước về các dòng xe này, làm tăng giá hàng sản xuất trong nước, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ sản xuất trong nước. Để xảy ra tình trạng trên, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu vẫn là nguyên nhân mâu thuẫn, vướng mắc trong quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt về xe ô tô nói chung và xe ô tô chở tiền nói riêng.
(LSVN) - Thực tiễn đã minh chứng mối liên hệ mật thiết giữa nghề Luật sư và nghề Báo, đó vừa là quan hệ đối tác, cùng phản biện, phản biện đối nhau, và cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ con người, bảo vệ công lý. Không quá khi cho rằng Luật sư và Báo chí là người bạn đồng hành vì công lý.
(LSVN) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2022 đang đến gần, bao ký ức chợt ùa về hiện rõ những vụ việc Luật sư song hành cùng báo chí trong hành trình gian khó bảo vệ công lý và lẽ phải, cả trong vụ án hình sự, kinh doanh thương mại cũng như trong nhiều lĩnh vực tố tụng và tư vấn pháp luật khác.
(LSVN) - Trước giờ chúng ta đã nghe về Luật sư công nhưng thực tế nước ta vẫn chưa có cơ chế, chính sách về vấn đề này. Nay, với chỉ đạo của Thủ tướng tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hy vọng chúng ta sớm có cơ chế để Luật sư tham gia hoạt động bảo vệ lợi ích công, giúp nhà nước đàm phán, tranh tụng, cả trong nước và quốc tế.
(LSVN) - Hiện nay, tình trạng người bị bạo hành thường chọn cách hành xử là im lặng, chịu đựng. Đây là một ứng xử lệch lạc, làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khi người nào là nạn nhân của bạo lực gia đình mà hiểu được đúng về pháp luật thì có thể giãi bày tâm sự, lắng nghe những chia sẻ, dồn nén và cơ hội được giải tỏa bản thân. Để xóa bỏ tình trạng này, theo tác giả cần nâng cao vai trò của giáo dục trong cộng đồng, trong đó tuyên truyền pháp luật luôn gắn với công tác phòng ngừa. Đây cũng là định hướng các hội viên giúp cộng đồng và các bên liên quan hiểu rõ về những nguy cơ, nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực gia đình, hình thành cho cá nhân những khái niệm về bạo lực, hình thức, hậu quả, quy định pháp luật là gì từ đó giúp cho cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về hành vi bạo lực gia đình và cách phòng ngừa, ngăn chặn.
(LSVN) - Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển nhanh và hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt của đời sống. Luật pháp luôn phản ánh, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội và có tính lạc hậu hơn sự phát triển của xã hội. Để luật pháp phát huy hiệu quả, được thực thi trong cuộc sống, điều chỉnh tốt các mối quan hệ xã hội thì mỗi người dân phải hiểu và tự giác chấp hành. Do vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân trong xã hội. Điều này là cần thiết cho việc hình thành và phát huy ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật, niềm tin pháp luật ở mỗi con người, góp phần vào việc thiết lập trật tự pháp luật và văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.
(LSVN) - Quyền được bào chữa là quyền của mỗi cá nhân, người bị buộc tội có quyền yêu cầu có người bào chữa, cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối sự tham gia của người bào chữa. Đây là yêu cầu đầu tiên liên quan tới sự xuất hiện của người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự, cũng là việc các cá nhân tự bảo đảm quyền con người của chính mình.
(LSVN) - Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu, nhiều vụ án lớn đã bị phát hiện, xử lý cho thấy việc xử lý đối với tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Đấu tranh phòng chống tham nhũng đã trở thành một xu thế tất yếu để làm trong sạch bộ máy nhà nước, giữ uy tín của đảng trước nhân dân.
(LSVN) - Sáng ngày 05/4/2022, sinh viên các lớp Chất lượng cao, Trường Đại học Luật TP. HCM đã có buổi học ngoại khoá cùng với Tiến sĩ, Luật sư Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành Công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam với chủ đề: “Kiến thức, kỹ năng hành nghề Luật”.
(LSVN) - Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được hầu hết các nước có nền khoa học pháp lý phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2015 thì thuật ngữ này mới được định danh trong luật, nhưng thực tiễn áp dụng chưa được như mong muốn.
(LSVN) - Hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật, bởi vậy quy trình, thủ tục, thẩm quyền, căn cứ... đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xét xử được thực hiện trên cơ sở căn cứ pháp lý là Hiến pháp năm 2013 và các bộ luật tố tụng như: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tố tụng trong các lĩnh vực. Theo đó, các hình thức xét xử thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, liên tục, công khai, việc xét xử được thực hiện tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở Tòa án nhưng các đương sự, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng có nghĩa vụ có mặt tại phòng xét xử.
(LSVN) - Việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi phải kịp thời, ngay từ khi phát hiện sự việc xảy ra, phải bảo đảm vừa thu thập dấu vết, vừa ứng phó kịp thời tình huống cấp cứu người bị xâm hại tình dục, hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi.
(LSVN) - Luật sư tham gia các phiên tòa hình sự, dân sự… mà không cần đến trụ sở Tòa án; bị cáo có thể tham gia phiên tòa từ trại giam hay đương sự ngồi nhà cũng có tranh luận, trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử, người bảo vệ quyền lợi đương sự… sẽ là điểm nhấn về hoạt động hành nghề Luật sư trong năm 2022.
(LSVN) - Điềm khác biệt lớn nhất giữa nghề Luật sư với các nghề luật khác (như Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán) chính là ở chỗ, người Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về nghề nghiệp của mình. Sức mạnh của nghề Luật sư chính là ở các luận lý được các Luật sư nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở pháp luật, các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án… chứ không phải là nhân danh quyền lực như các nghề luật khác. Khi đã nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, tình tiết và bằng một niềm tin nội tâm thì người Luật sư phải kiên quyết bảo vệ những gì mình cho là đúng, là có căn cứ pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình, và khi làm được điều đó cũng tức là góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, không làm oan người ngay và không bỏ lọt tội phạm. Đó cũng chính là bản lĩnh nghề nghiệp của người Luật sư trước các tình huống xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp.
(LSVN) - Điềm khác biệt lớn nhất giữa nghề Luật sư với các nghề luật khác (như Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán) chính là ở chỗ, người Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về nghề nghiệp của mình. Sức mạnh của nghề Luật sư chính là ở các luận lý được các Luật sư nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở pháp luật, các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án… chứ không phải là nhân danh quyền lực như các nghề luật khác. Khi đã nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, tình tiết và bằng một niềm tin nội tâm thì người Luật sư phải kiên quyết bảo vệ những gì mình cho là đúng, là có căn cứ pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình, và khi làm được điều đó cũng tức là góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, không làm oan người ngay và không bỏ lọt tội phạm. Đó cũng chính là bản lĩnh nghề nghiệp của người Luật sư trước các tình huống xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp.
(LSVN) - Điềm khác biệt lớn nhất giữa nghề Luật sư với các nghề luật khác (như Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán) chính là ở chỗ, người Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về nghề nghiệp của mình. Sức mạnh của nghề Luật sư chính là ở các luận lý được các Luật sư nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở pháp luật, các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án… chứ không phải là nhân danh quyền lực như các nghề luật khác. Khi đã nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, tình tiết và bằng một niềm tin nội tâm thì người Luật sư phải kiên quyết bảo vệ những gì mình cho là đúng, là có căn cứ pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình, và khi làm được điều đó cũng tức là góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, không làm oan người ngay và không bỏ lọt tội phạm. Đó cũng chính là bản lĩnh nghề nghiệp của người Luật sư trước các tình huống xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp.
(LSVN) - Việc xây dựng mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các tổ chức Luật sư quốc tế, tổ chức Luật sư các nước đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc xác định cần phải thực hiện song song cùng với các nhiệm vụ quan trọng khác của Liên đoàn. Chủ trương của Liên đoàn là mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế nhưng phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bảo đảm đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(LSVN) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hành nghề Luật sư. Cách mạng công nghiệp mới tạo ra nhiều lợi ích thiết thực, giúp các Luật sư giải quyết công việc một cách hiệu quả và chính xác. Bên cạnh đó, những thách thức mới cũng đang được đặt ra khiến nghề Luật sư phải thích ứng để bắt kịp sự phát triển chung này. Có thể thấy rằng, bối cảnh phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đã đưa giới Luật sư Việt Nam đến với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Đây cũng chính là cơ sở để tiến hành đổi mới và hiện thực hóa định hướng phát triển nghề Luật sư theo hướng chuyên nghiệp hoá, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp.
(LSVN) - Để hạn chế án oan – sai trong tố tụng hình sự, điều trước tiên các cơ quan tiến hành và những người tiến hành tố tụng là phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện đúng luật đảm bảo đầy đủ các quyền của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án.
(LSVN) - Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới thì công lý và bảo đảm công bằng xã hội cho tất cả công dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra. Luật sư với sứ mệnh và chức năng xã hội của mình luôn được đặt niềm tin là người góp phần bảo vệ cán cân công lý, giúp đỡ những người yếu thế, bảo đảm để tất cả mọi người được hưởng sự công bằng.
(LSVN) - Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư liên tịch, Thông tư đơn ngành của Bộ Công an đều quy định thống nhất nhằm đảm bảo quyền của người bào chữa, quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Nhưng thực tiễn thi hành, người bào chữa vẫn gặp quá nhiều khó khăn, dẫn đến không thể thực hiện quyền này! Thiết nghĩ, có tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật đã được ban hành có hiệu lực trong thực tiễn thì quyền của của công dân trong tố tụng mới thật sự được bảo vệ.
(LSVN) - Có người từng ví "nếu bác sĩ chữa bệnh cho con người về mặt sinh học, Luật sư chữa bệnh cho con người về mặt xã hội". Việc so sánh này phản ánh đặc thù của nghề Luật sư trong xã hội. Đành rằng, mỗi nghề nghiệp, công việc đều có vai trò, vị thế, giá trị riêng và trong bối cảnh cả thế giới đang phải gồng mình phòng chống đại dịch, việc bảo đảm sức khỏe, an toàn chung của cộng đồng là cần thiết, nhưng khi đưa ra các quy định cũng cần tìm hiểu, cân nhắc đến đặc trưng công việc của mỗi ngành nghề và những vấn đề liên quan.
(LSVN) - Nghề Luật sư thật khó để tạo ra những tỉ phú đô la như các ngành nghề khác, nhưng ở đó là sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(LSVN) - Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là ban hành ra pháp luật, đề ra các quy tắc xử sự chung để xây dựng và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển. Pháp luật là cơ sở đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hành vi của con người; là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Để pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải được tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.
(LSVN) - Mỗi vụ kiện dân sự được giải quyết là một gia đình, một hộ gia đình được hóa giải những tranh chấp, đem đến sự bình yên cho mỗi làng quê. Khi nhận thức vai trò của pháp luật, nhà nước pháp quyền, người dân sẽ chủ động giải quyết mâu thuẫn thông qua con đường tố tụng tòa án và chấp hành nghiêm túc các phán quyết của Tòa án. Luật sư tham gia tố tụng dân sự đóng góp vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền thông qua việc thực hiện, áp dụng pháp luật cho mỗi tranh chấp dân sự trong đời sống.
(LSVN) - Hiện nay, hoạt động tranh tụng hình sự của Luật sư được quy định cơ bản trong các nguồn pháp luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt, một số điểm mới đáng chú ý của BLTTHS 2015 so với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự trước đây có thể nói là cơ sở pháp lý thuận lợi để nâng cao vai trò, vị thế của Luật sư trong hoạt động tranh tụng. Từ nhiệm vụ và mục tiêu hướng tới bảo vệ quyền con người, chính là việc bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền được bào chữa, quyền được bảo vệ của người bị buộc tội và đương sự trong vụ án hình sự.