(LSVN) - Gắn với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, lĩnh vực xây dựng được coi là một trong các lĩnh vực thể hiện được nhiều đột phá nhất trong quá trình đất nước phát triển. Tuy vậy, các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng này cũng ngày càng tăng cao. Theo Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án (congbobanan.toaan.gov.vn) của Tòa án nhân dân Tối cao, tính từ đầu năm 2022 đến tháng 06/2023 đã có 200 bản án, quyết định về tranh chấp Hợp đồng xây dựng tại Tòa án, chưa tính các vụ án được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ trong khoảng thời gian ngắn mà có nhiều tranh chấp trong lĩnh vực này như vậy, nguyên nhân phát sinh từ đâu, và phương thức giải quyết những tranh chấp này như thế nào?
(LSVN) - Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta đã khẳng định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật sư và báo chí là không thể thiếu, đặc biệt là vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật sư và báo chí trong công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Trong mỗi giai đoạn, có thể vị trí vai trò và mối quan hệ giữa Luật sư và báo chí có mức độ khác nhau nhưng xét trên yếu tố trách nhiệm của Luật sư và báo chí trước Nhà nước và cộng đồng xã hội thì mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa Luật sư và báo chí sẽ ngày càng được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước trong tình hình mới, đặc biệt là khi Nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(LSVN) - Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là thời đại kỷ nguyên số, trong công tác phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống xâm hại trẻ nói riêng, báo chí đã đồng hành với Luật sư và rất kịp thời truyền tải thông tin tới đại chúng và đã gây dựng được hiệu ứng xã hội, hiệu quả với các cơ quan liên quan.
(LSVN) - Việc tiếp cận và sao chụp hồ sơ vụ án hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Luật sư thực hiện hoạt động bào chữa, đây là quyền của Luật sư, ngược lại là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền quyền tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo quyền của người bào chữa.
(LSVN) - Bảo vệ dữ liệu cá nhân vừa góp phần bảo đảm quyền con người, vừa tạo cơ sở phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn những hạn chế trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử. Bài viết nêu khái quát về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử, tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và kiến nghị hoàn thiện quy định, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đã xác định việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bài viết thể hiện quan điểm về một số khía cạnh nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề Luật sư ở Việt Nam nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực pháp luật Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Sáng 15/02, tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức thành viên và các cơ quan, tổ chức có liên quan vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
(LSVN) - Sau một thời gian dài lấy ý kiến và qua nhiều lần sửa đổi, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (“Thông tư 04”). Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 19/3/2023 sắp tới và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội, đặc biệt là các quy định liên quan đến tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức cho di tích, hoạt động lễ hội tại các cơ sở tôn giáo, di tích văn hoá - lịch sử.
(LSVN) - Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường khó tránh khỏi các tranh chấp thương mại, và một trong số những loại tranh chấp kinh doanh thương mại phổ biến nhất là tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể bị vi phạm, pháp luật đã có những quy định về phạt vi phạm cũng như quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trên thực tế thì có khá nhiều tranh cãi liên quan đến việc áp dụng các quy định này, vì một số quan điểm cho rằng chỉ được áp dụng một trong hai quy định nêu trên, nhưng cũng không ít quan điểm cho rằng hai quy định này là hoàn toàn độc lập, nên có thể được đồng thời áp dụng đối với một hành vi vi phạm. Do vậy, để hiểu rõ những quy định này thì bài viết sau đây sẽ trình bày về cách hiểu cũng như thực tiễn áp dụng đối với việc phạt vi phạm, và quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi đối với hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán; đồng thời đề cập đến một số vấn đề chưa rõ ràng liên quan đến các quy định này.
(LSVN) - Những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) như vấn đề tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… đang có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, so với người sử dụng lao động (NSDLĐ), hầu hết NLĐ vẫn đang ở thế yếu nên khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ vẫn chưa thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Nhiều người nhờ tới sự giúp đỡ của Luật sư chỉ khi tranh chấp lao động đã rất căng thẳng mà bỏ qua giai đoạn hòa giải cũng rất cần có sự góp mặt của Luật sư. Đặc biệt là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
(LSVN) - Pháp luật về khiếu nại và tố cáo đã mở rộng quyền của người dân, đặc biệt là quyền mời Luật sư được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể: “Người khiếu nại có quyền nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Nếu như trước đây, người khiếu nại chỉ có quyền nhờ Luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại, thì Luật Khiếu nại năm 2011 quy định người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
(LSVN) - Sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tác giả đã đưa ra một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo.
(LSVN) - Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, với sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung này được ghi nhận rất rõ ràng ở Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư và Luật Luật sư.
(LSVN) - Trẻ em thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục. Nhà nước luôn dành cho trẻ em các quy định pháp luật, chính sách quan tâm đặc biệt. Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch bệnh những vụ việc trẻ em bị bạo hành có chiều hướng gia tăng. Các vụ việc trẻ em bị bạo hành được xử lý nghiêm với mức hình phạt nghiêm khắc các đối tượng bạo hành trẻ em. Đối tượng bạo hành là người thân trong gia đình như bố, người chung sống như vợ chồng. Mức độ bạo hành có xu hướng gia tăng đối với trẻ em do dạy con bằng bạo lực dẫn đến tử vong, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng trẻ em.
(LSVN) - Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật, tất cả mọi người từ lãnh đạo Nhà nước đến dân chúng đều phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, phục tùng pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, Nhân dân là người làm chủ, pháp luật chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền con người.
(LSVN) - Ngày nay, Luật sư và nghề Luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đồng thời, hoạt động hành nghề của Luật sư có mối quan hệ gắn bó mật thiết đối với việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật – nền tảng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bài viết này góp phần làm rõ hơn vai trò của Luật sư đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng và sâu rộng trên toàn thế giới giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, luật pháp… góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những mặt tích cực đó còn là những thách thức cho Việt Nam – 1 quốc gia đang trên đà phát triển trong đó có cả luật pháp. Hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam đã có những thay đổi lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.
(LSVN) - Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hiện nay tổ chức Luật sư và đội ngũ Luật sư của quốc gia phát triển trên thế giới đã tận dụng những thành tựu này để đầu tư, ứng dụng và phát triển nghề nghiệp, đây là sự thay đổi mang tính tất yếu của nghề luật sư toàn cầu. Đội ngũ Luật sư Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Đảng và Nhà nước, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư luôn chú trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ Luật sư nước nhà đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
(LSVN) - Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật, tất cả mọi người từ lãnh đạo Nhà nước đến dân chúng đều phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, phục tùng pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, Nhân dân là người làm chủ, pháp luật chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền con người.
(LSVN) - Luật sư là nghề cao quý và được xã hội ghi nhận, tôn trọng, yêu mến. Sứ mệnh của Luật sư là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Chính vì thế mà nhắc đến Luật sư, ai ai cũng đều tôn trọng, nể phục vì những hiểu biết rộng, kiến thức uyên thâm và những giá trị xã hội mà Luật sư mang lại.
(LSVN) - Tại Phần 1 và 2 của chủ đề này, tác giả đã phân tích định nghĩa "xung đột lợi ích", những yêu cầu về hành vi ứng xử cơ bản của Luật sư, những tình huống điển hình về xung đột lợi ích mà Luật sư phải giải quyết trong khi hành nghề. Trong Phần cuối sau đây, tác giả sẽ phân tích về ngoại lệ cho phép Luật sư vẫn được nhận hoặc tiếp tục thực hiện vụ việc cho dù có xung đột lợi ích. Ngoài ra, phần này còn đề cập đến một số quy tắc khác chứa đựng nội dung về xung đột lợi ích cần lưu ý trong Bộ Quy tắc.
(LSVN) - Ngày 11/12/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 3062/QĐ-BTP về Bộ Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước (Bộ Tiêu chí năm 2019). Bộ Tiêu chí năm 2019 ban hành để đánh giá kết quả công tác bồi thường nhà nước của các Sở Tư pháp trên phạm vi toàn quốc. Trong phạm vi bài viết này đề cập đến các vấn đề nội dung cơ bản, vai trò, ý nghĩa của Bộ Tiêu chí, kết quả triển khai thi hành Bộ Tiêu chí năm 2019, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
(LSVN) - Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); diện tích tự nhiên 6.364,25 km2, dân số hơn 746,36 nghìn người với 25 dân tộc (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66,2%); tỉ lệ dân số nữ chiếm khoảng 49,2%.
(LSVN) - Trước đó, tại Phần 1 của chủ đề này [1], tác giả đã phân tích định nghĩa “xung đột lợi ích” và những yêu cầu về hành vi ứng xử cơ bản của Luật sư để giải quyết xung đột lợi ích theo Quy tắc 15.1 và 15.2 trong Bộ Quy tắc [2]. Tại Phần 2 dưới đây, tác giả sẽ phân tích những tình huống điển hình về xung đột lợi ích mà Luật sư phải giải quyết trong khi hành nghề.
(LSVN) - Việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là hết sức cần thiết để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thanh tra trong thời gian qua. Trong bài viết, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
(LSVN) – Theo tác giả, từ những khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện Kết luận thanh tra, cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn về trình tự, thủ tục này để đảm bảo thực hiện được đồng bộ, thống nhất, hiệu quả.
(LSVN) - Giải quyết xung đột lợi ích là một yêu cầu cơ bản trong hành nghề Luật sư. Đây là nghĩa vụ luật định, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp của Luật sư.
(LSVN) - Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú và không thể thiếu trong đời sống của con người. Hoạt động kinh doanh được thông qua các tổ chức là công ty, hợp tác xã, tập đoàn, hộ gia đình và cá nhân. Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế bao gồm từ quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; vận tải; thương mại; dịch vụ... với mục tiêu bỏ vốn để sinh lời.
(LSVN) - Ngày 28/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP (Nghị định 32/2022) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/7/2022, thay thế cho Nghị định 82/2018/NĐ-CP (Nghị định 82/2018) ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và KKT.
(LSVN) - Tranh chấp thương mại hiện nay là tranh chấp xảy ra cực kỳ phổ biến và phức tạp bởi vấn đề thường không chỉ nằm trong lĩnh vực thương mại mà còn liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như đất đai, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình... Điều đó đòi hỏi người Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà còn cần vận dụng rất nhiều kỹ năng như đối thoại, hòa giải, thương lượng… và kỹ năng tranh tụng. Tất cả những kỹ năng nêu trên thường được gọi chung là kỹ năng khi giải quyết tranh chấp thương mại của Luật sư.