Ảnh minh họa.
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, từ ngày 25/8 (ngày Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực), hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng. Đây là một trong những điểm mới của Nghị định này khi mà Nghị định 155/2016/NĐ-CP (đang có hiệu lực) không có quy định về mức phạt đối với cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.
Đồng thời, Nghị định 45/2022/NĐ-CP cũng quy định cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ngày trở lên thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022 và thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Nghị định 55/2021/NĐ-CP .
PV
Quy trình kỷ luật đối với trường hợp đảng viên là Ủy viên Trung ương