/ Trao đổi - Ý kiến
/ Sau khi công an khởi tố vụ án gây tai nạn chết người, Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Sau khi công an khởi tố vụ án gây tai nạn chết người, Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Ngày 27/5, cơ quan CSĐT, Công an TP. Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Thái Bình điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông khiến 3 người thương vong rồi bỏ chạy vào tối 08/5.

Tuổi trẻ thông tin, ông Điều có biểu hiện say rượu ở bên trong ô tô chốt cửa "cố thủ" cho đến khi lực lượng Công an tới và đưa đi.

Ông Điều sau khi gây tai nạn "cố thủ" trong xe đến khi lực lượng Công an tới đưa đi.

Luật sư Nguyễn DuyBình, Đoàn Luật sư TP. HCM đánh giá, hành vi của ông Điều gây hậu quả nghiêm trọng,làm chết 1 người và làm bị thương 2 người.

Đồng thời, ông này cònđược cho là điều khiển xe trong tình trạng say rượu và có hành vi bỏ chạy saukhi gây tai nạn giao thông nên phải áp dụng điểm b, c, khoản 2, Điều 260, Bộ luậtHình sự có mức hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.

“Tuy Bộ luật Hình sựkhông quy định tình tiết có chức vụ, quyền hạn là tình tiết tăng nặng địnhkhung hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng khi định lượng, xác định mức áncần xem xét về thái độ bất tuân pháp luật của người phạm tội vì đây là trường hợphiểu biết pháp luật, nắm vị trí chủ chốt trong hệ thống lãnh đạo địa phươngnhưng lại có dấu hiệu say xỉn khi tham gia giao thông, và bỏ chạy khi gây tai nạnnhằm che dấu hành vi phạm tội gây mất niềm tin nghiêm trọng nơi quần chúng nhândân nên cần xử lý nghiêm”, Luật sư Bình đánh giá.

Luật sư Bình cũng cho rằngcơ quan điều tra phải có nghĩa vụ điều tra, xác minh làm rõ dấu hiệu sử dụngbia rượu, dấu hiệu say xỉn khi tham gia giao thông như người dân phản ánh đểlàm rõ và áp dụng tình tiết tăng nặng định khung.

Trước đó, chiều 12/5 (4ngày sau khi xảy ra sự việc), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã họp để ngheCông an tỉnh này và các cơ quan liên quan báo cáo về vụ việc trên. Sau khi thảoluận, cơ quan này quyết định tạm dừng thực hiện nhiệm vụ Ủy viên Ban Thường vụTỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy đối với ông Điều kể từ ngày 12/5 đến 25/5để phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, đến ngày 27/5 cơ quan CSĐT mới khởi tốvụ án, khởi tố bị can để điều tra.

Về việc này, Luật sưHoàng Tùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 11 Thôngtư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, không quá 24 giờ,cơ quan tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm phải tiến hành phân loại tội phạmvà không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin thì cơ quan có thẩm quyền phải giảiquyết.

Đối với các trường hợpcó nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì cóthể kéo dài tối đa 2 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về tội phạm.Sau đó nếu vẫn chưa kết thúc quá trình kiểm tra này thì có thể đề nghị gia hạnnhưng không quá 2 tháng kể từ ngày hết hạn.

Trường hợp chưa thể kếtthúc việc kiểm tra, xác minh, chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn quy địnhtại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởngủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởngủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghịViện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểmtra, xác minh. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêutrên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyếtđịnh. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thìViện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởngủy quyền hoặc phân công) ra quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thờihạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạnquy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụlý, giải quyết là không có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểmsát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra văn bảnthông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết và cơ quan đang thụlý, giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh, ra một trong các quyết địnhquy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Như vậy, tối đa khôngquá 4 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyềnphải có quyết định có khởi tố vụ án hay không.

Đối với sự việc ôngNguyễn Văn Điều, Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình bị tạm đình chỉ công tác đểphục vụ cho công tác điều tra là phù hợp với quy định.

Luật Cán bộ công chứcnăm 2008 có quy định điều này:

"Điều 81. Tạm đìnhchỉ công tác đối với cán bộ, công chức

1. Cơ quan, tổ chức,đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công táctrong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, côngchức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạntạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dàithêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giamđể phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giamđược tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếucán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vịtrí cũ.

2. Trong thời gian bị tạmđình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra,truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ".

Do đó, thời gian tạm đình chỉ công tác sẽ có thể kéo dài tới 30 ngày, trường hợp ông Điều bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra thì thời gian này được tính là nghỉ việc có lý do.

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

LÊ MINH

/truong-ban-noi-chinh-tinh-thai-binh-gay-tai-nan-bi-khoi-to.html
/gian-lan-thi-cu-o-son-la-cac-bi-cao-noi-loi-sau-cung-cho-ngay-tuyen-an.html