Về vấn đề này, Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 quy định các trường hợp đóng tài khoản thanh toán như sau:
- Chủ tài khoản yêu cầu đóng tài khoản. Điều kiện để đóng tài khoản là chủ tài khoản đã thanh toán đầy đủ mọi khoản phí và nghĩa vụ liên quan đến tài khoản.
- Chủ tài khoản qua đời (có Giấy chứng tử của chính quyền sở tại nơi cư trú cuối cùng của khách hàng).

Ảnh minh hoạ.
- Tổ chức sở hữu tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Chủ tài khoản vi phạm hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 5 và khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
Mở hoặc sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử không đúng quy định: Mở tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; Mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; Thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); Lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử.
Sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử cho mục đích bất hợp pháp: Sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc; Gian lận, lừa đảo; Kinh doanh trái pháp luật; Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đáng chú ý, Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định cách xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán như sau: Số dư sẽ được chuyển trả cho chủ tài khoản theo yêu cầu.
- Trường hợp chủ tài khoản mất hoặc hạn chế năng lực hành vi, số dư sẽ được chi trả cho người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ theo quy định.
- Trường hợp chủ tài khoản qua đời, số dư sẽ được chi trả cho người thừa kế hoặc đại diện thừa kế hợp pháp.
- Nếu đã thông báo cho người thụ hưởng hợp pháp mà họ không đến nhận, số dư sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài các trường hợp trên, số dư sẽ được chi trả theo quy định của pháp luật trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.