Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối với nghề Luật sư
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối với nghề Luật sư

(LSVN) - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN) đã và đang tác động toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hành nghề Luật sư. Cuộc CMCN mới tạo ra nhiều lợi ích thiết thực, giúp các Luật sư giải quyết công việc một cách hiệu quả và chính xác. Bên cạnh đó, những thách thức mới cũng đang được đặt ra khiến nghề Luật sư cũng phải thích ứng để bắt kịp sự phát triển chung này. Có thể nói rằng, bối cảnh phát triển cuộc CMCN hiện nay đã đưa giới Luật sư Việt Nam đến với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Đây cũng chính là cơ sở để tiến hành đổi mới và hiện thực hóa định hướng phát triển nghề Luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

(LSVN) - Thực tiễn ở nước ta trong thời gian gần đây đã xuất hiện và nổi lên một số phương thức, thủ đoạn phạm tội mới lợi dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang tính chất có tổ chức, xuyên quốc gia. Với tư cách là đạo luật thực hiện chức năng bảo vệ các lợi ích của con người, của xã hội và Nhà nước tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm thì pháp luật hình sự cần phải chặt chẽ, đầy đủ và là công cụ hữu hiệu cho việc đấu tranh và xử lý các hành vi phạm tội mới, đặc biệt là các tội phạm được phát sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng khác biệt tội phạm truyền thống bằng việc sử dụng khác nhiều so với tội phạm thông thường.