(LSVN) – Theo các nhà nghiên cứu, đến nay vẫn chưa tìm được những nguồn tài liệu chính thức ghi chép về lễ hội chọi trâu bắt đầu được tổ chức từ thời điểm nào. Đây cũng là quy luật chung của các hiện tượng văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội truyền thống. Văn tịch hiếm hoi và đủ tin cậy trong sách Đại Nam nhất thống chí cũng chỉ có thể khẳng định chọi trâu là tục lệ lâu đời của người Việt.
(LSVN) - Lễ hội chọi trâu ở Việt Nam đã có cách nay hàng nghìn năm, gắn liền với các truyền thuyết dân gian. Theo đó, vào một buổi sáng sớm, người ta thấy ở đầu làng Bạch Lưu Hạ (nay là xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) có hai con trâu trắng chọi nhau không phân thắng bại, sau đó cả hai con đều nhảy xuống sông biến mất. Nơi hai con trâu chọi nhau gọi là Bến Ảnh, còn tên làng là Bạch Ngưu (trâu trắng). Sau vì kiêng húy của thần nên đổi thành Bạch Lưu (hay Bạch Lưu Hạ). Đây được coi là truyền thuyết gắn liền với “quê hương” của lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất ở Việt Nam.
(LSVN) - "Dù ai buôn đâu, bán đâu/ Mùng chín, tháng tám chọi trâu thì về". Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn (Hải Phòng) năm nay diễn ra vào ngày 04/9 dương lịch, thu hút hơn 20 nghìn người tới hào hứng cổ vũ. Chung cuộc, trâu chọi số 08 có nguồn gốc từ Campuchia thắng cuộc.