Cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định liên quan hoạt động kinh doanh
Cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định liên quan hoạt động kinh doanh

(LSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ nêu rõ những kết quả nổi bật trong công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành. Trong đó, về công tác cải cách TTHC, trong năm 2021 và 8 tháng năm 2022 đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758/17.687 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã thống kê, rà soát (đạt tỉ lệ 10%) tại 143 văn bản quy phạm pháp luật.

Rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022-2025
Rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022-2025

(LSVN) - Trước ngày 01/10/2023, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trên các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên rà soát, đơn giản hóa. Trước ngày 01/10/2024, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với ít nhất 50% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý.

Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai
Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai

(LSVN) - Đại biểu Quốc hội kiến nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban soạn thảo, các đạo luật có liên quan như Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở để xác định phạm vi điều chỉnh của từng luật để đảm bảo có sự kết nối chặt chẽ giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác và quan trọng cần giao Chính phủ bảo đảm việc áp dụng một cách thống nhất trên cả nước.

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

(LSVN) - Theo Bộ Công an, việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021) là rất cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay và những năm tiếp theo.