(LSVN) - Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 (BLLĐ 2019), thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 (BLLĐ 2012), đã ghi nhận nhiều thay đổi quan trọng về Hợp đồng lao động như: nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động; tăng tính nhận diện các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế; chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu; không còn loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định; không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng; thêm 02 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động; thời gian giải quyết và trách nhiệm của hai bên khi chấm dứt hợp đồng lao động… Ở bài viết này, chúng ta cùng xem xét một nội dung rất quan trọng không chỉ với người lao động (NLĐ) mà còn đối với cả người sử dụng lao động (NSDLĐ), đó là vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
(LSVN) - Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều điểm mới quan trọng về khái niệm, hình thức, giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó, các quy định mới về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có tác động không nhỏ đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động cũng như hoạt động quản lý Nhà nước về lao động. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và những tác động của các quy định mới đến quan hệ lao động hiện nay.