Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào?

(LSVN) – Luật Kinh doanh bảo hiểm 08/2022/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/6/2022. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, trừ khoản 3 Điều 86, khoản 4 và khoản 5 Điều 94, Điều 95, khoản 3 và khoản 4 Điều 99, các điều 109, 110, 111, 112, 113, 114 và 116 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2028. Trong đó, Điều 25 Luật này quy định rõ về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

Hướng dẫn mới về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
Hướng dẫn mới về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

(LSVN) - Ngày 02/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, Điều 16 Thông tư này quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nếu tư vấn viên gây nhầm lẫn cho khách hàng
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nếu tư vấn viên gây nhầm lẫn cho khách hàng

(LSVN) - Trước đây, tôi được một nhân viên của Công ty bảo hiểm M. tư vấn, nếu mua bảo hiểm của họ và đóng tiền bảo hiểm mỗi năm khoảng 700 triệu đồng thì sau 10 năm sẽ rút ra được cả gốc lẫn lãi khoảng 10 tỉ đồng. Do tin tưởng vào lời tư vấn này nên tôi đã đồng ý ký kết hợp đồng bảo hiểm mua gói bảo hiểm với phí bảo hiểm mỗi năm là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, gần đây khi gặp sự cố cần đến bảo hiểm, tôi có liên hệ trực tiếp với bảo hiểm thì được thông tin rằng hợp đồng bảo hiểm tôi ký lên đến là 74 năm chứ không phải 10 năm. Đồng thời, số tiền tôi nhận lại sau khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm là thấp hơn rất nhiều so với con số 10 tỉ đồng mà trước đây tôi đã được tư vấn. Vậy, trong trường hợp này, tôi cần làm gì để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hợp lý nhất. Bạn đọc N.L. hỏi.