(LSVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: “Sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, mà còn tạo ra những yêu cầu mới đối với hệ thống pháp luật. Quốc hội và các cơ quan lập pháp phải đi đầu trong tư duy đổi mới, xây dựng các khung pháp lý linh hoạt để tạo động lực cho nền kinh tế số”. Lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ rõ rằng đổi mới tư duy lập pháp là yếu tố tiên quyết để khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển cho các lĩnh vực kinh tế mới nổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
(LSVN) - Tại Họp báo về Kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sáng ngày 18/01, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương và 260 điều, hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo đúng Hiến pháp năm 2013, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, mà trực tiếp là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
(LSVN) – Vừa qua, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Trong đó đáng chú ý, với tỷ lệ tán thành rất cao về công tác lập pháp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 07 luật, 08 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 08 dự án luật khác.
(LSVN) - Lập pháp là một trong những chức năng quan trọng nhất của Quốc hội. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, hoạt động lập pháp của Quốc hội đòi hỏi phải được nâng lên cả về lượng và chất, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; phát huy dân chủ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bài viết đánh giá một số kết quả đạt được trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV qua nửa nhiệm kỳ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc để đất nước hội nhập và phát triển bền vững.
(LSVN) - Ngày 13/01, giới lập pháp Anh cảnh báo việc người tiêu dùng sử dụng đồng bảng kỹ thuật số có thể gây hại đến sự ổn định tài chính, gia tăng chi phí tín dụng và xói mòn quyền riêng tư.