(LSVN) - Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) lần này đã bổ sung một số cơ chế, chính sách mới để đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực cho phát triển, chủ động ứng phó với những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế.
(LSVN) - Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 18/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỉ lệ 96,86% tổng số Đại biểu Quốc hội.
(LSVN) - Với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96.86%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
(LSVN) - Đồng tình với việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ theo hướng tăng phân cấp, phân quyền, Đại biểu Quốc hội thống nhất cao với quan điểm, phân cấp là giao việc phải đi đôi với trao quyền cho người thực hiện việc đó.
(LSVN) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Trong đó, Chính phủ đã cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).