(LSVN) - Quyền im lặng (silent right) được cho là bắt đầu từ cảnh báo Miranda đã trở thành án lệ theo một phán quyết năm 1966 của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Miranda kiện bang Arizona. Tuy nhiên, có thể nó đã có từ sớm hơn ở Anh vào thế kỷ 17 . Ở Việt Nam, quyền im lặng cũng đã được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và ngày càng được bị can, bị cáo sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, được đánh giá là một biện pháp tránh bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra và nhằm nâng cao vai trò của người bào chữa cũng như hạn chế oan, sai trong tố tụng hình sự. Việc làm rõ phạm vi quyền im lặng là cần thiết để có cơ sở đánh giá tính chuẩn mực của việc chủ thể sử dụng quyền và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền, được thể hiện qua các nội dung như phạm vi chủ thể hưởng quyền, thời điểm được sử dụng quyền, nội dung của lời khai báo và trách nhiệm bảo đảm của cơ quan có thẩm quyền trong việc chứng minh tội phạm khi chủ thể hưởng quyền sử dụng quyền im lặng.
(LSVN) - Phòng chống oan sai trong hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác cải cách tư pháp. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền con người trên mọi phương diện. Bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ghi nhận. Các quy định của pháp luật ghi nhận quyền im lặng là điều kiện cần nhưng việc các cơ quan tư pháp bảo đảm quyền này thực hiện trong thực tiễn mới là điều kiện đủ. Bài viết này đi sâu phân tích nội dung của quyền im lặng trong tố tụng hình sự và một số đề xuất nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy hiệu quả quyền im lặng trong quá trình tố tụng nới chung và hoạt động xét xử tại các phiên tòa hình sự nói riêng.
(LSVN) - Quyền im lặng “right to remain silent” là quyền con người được thừa nhận trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong pháp luật của nước Mỹ, án lệ nổi tiếng từ vụ án Miranda v. Arizona năm 1966 đã thiết lập quyền của người bị buộc tội có quyền im lặng. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên quy định về nội dung quyền im lặng của những người bị buộc tội. Bài viết này sẽ tập trung phân tích bản chất quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự dưới góc nhìn so sánh.