Luật sư với công tác xây dựng pháp luật, trợ giúp pháp lý
Luật sư với công tác xây dựng pháp luật, trợ giúp pháp lý

(LSVN) - Nghề Luật sư ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong đời sống xã hội. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là hoạt động góp phần bảo vệ công lý, quyền tự do, dân chủ của công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân chủ, công bằng và văn minh.

Vai trò của Luật sư trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Vai trò của Luật sư trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

(LSVN) - Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm các giai đoạn: Điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mỗi một giai đoạn nêu trên đều có những quy định cụ thể về cách thức thực hiện, nguyên tắc thực hiện,… nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật vụ án, đúng người, đúng tội, tránh oan sai cho người vô tội. Nếu phía cơ quan điều tra, viện kiểm sát có chức năng điều tra và buộc tội các bị can, bị cáo thì Luật sư là lực lượng tham gia tố tụng với chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại hoặc người có liên quan.

Vai trò của Luật sư trong vụ kiện dân sự
Vai trò của Luật sư trong vụ kiện dân sự

(LSVN) - Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi năm 2012 tại Điều 2 quy định Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Vai trò của Luật sư luôn được ghi nhận kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất
Vai trò của Luật sư luôn được ghi nhận kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất

(LSVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta thấy rõ Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với với hoạt động của giới Luật sư. Điều đó được khẳng định qua các sắc lệnh, hiến pháp và các văn bản pháp luật. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Nhà nước ta đã phải hy sinh một phần lợi ích kinh tế để chống dịch. Nhiều biện pháp đã được đưa ra, trong đó có việc hạn chế đi lại để nhằm khống chế dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Vai trò của Luật sư trong vụ án ly hôn và nguyên tắc tự định đoạt của đương sự
Vai trò của Luật sư trong vụ án ly hôn và nguyên tắc tự định đoạt của đương sự

(LSVN) - Khác với các loại án dân sự khác như kinh doanh thương mại, tranh chấp đất đai, tài sản, lao động…, các đương sự trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình (hay còn gọi là vụ án ly hôn) không chỉ tranh chấp về tài sản, quyền tài sản mà còn tranh chấp, mẫu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, con cái, cấp dưỡng; cùng với đó là trách nhiệm với thế hệ tương lai, hệ lụy với vợ, chồng, con cái sau ly hôn. Luật sư tham gia bảo vệ cho khách hàng trong vụ án không chỉ cần tuân thủ nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà Luật sư còn cần phải là người bạn đồng hành, biết lắng nghe, động viên, hỗ trợ khách hàng trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật.

Nâng cao vai trò của Luật sư tham gia giải quyết khiếu nại
Nâng cao vai trò của Luật sư tham gia giải quyết khiếu nại

(LSVN) – Có thể nói, Luật sư và nghề Luật sư ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có hiệu quả nhất trước các cơ quan công quyền và tại Tòa án; qua đó, góp phần giảm thiểu các vụ việc vi phạm pháp luật và vụ án oan sai.

Nâng cao vai trò của Luật sư với nguyên tắc thượng tôn pháp luật
Nâng cao vai trò của Luật sư với nguyên tắc thượng tôn pháp luật

(LSVN) – Tọa đàm 'Thượng tôn pháp luật – Nguyên tắc này để làm gì?' đã được tổ chức thành công với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lan tỏa về giá trị đích thực của nghề Luật sư trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ công lý trong quá khứ và tương lai trên thế giới và ở Việt Nam.