(LSVN) - Tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đặc biệt, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
(LSVN) - Quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là một trong những quyền quan trọng của đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành từ năm 01/7/2016 đến nay đã phát sinh nhiều vấn đề còn có quan điểm khác nhau và một số nội dung cần hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tiễn tham gia tố tụng, tác giả tổng hợp một số nội dung cần hoàn thiện về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và đề xuất kiến nghị sửa đổi cũng như đề nghị quan điểm hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập chưa có văn bản hướng dẫn nên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc trong giải quyết vụ án.
(LSVN) - Việc có áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hay không là vấn đề chúng tôi cho rằng không mới, khá phổ biến nhưng lại phức tạp. Thực tiễn cho thấy vẫn tồn tại các quan điểm và cách xử lý trái ngược nhau trong chính các cơ quan tiến hành tố tụng, trong giới Luật sư và những người làm công tác nghiên cứu pháp luật. Quan điểm đồng ý áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố thì lập luận rằng, yêu cầu phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp dụng thời hiệu giống như yêu cầu khởi kiện. Ngược lại, quan điểm phản đối áp dụng thời hiệu với yêu cầu phản tố thì cho rằng yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu cầu khởi kiện, khi nào có yêu cầu khởi kiện thì mới phát sinh yêu cầu phản tố; quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn cũng không có nội dung nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện. Do còn cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố không thống nhất nên việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề này có ý nghĩa hết sức thiết thực.
(LSVN) - Án lệ số 44/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chánh án TAND Tối cao.