/ Góc nhìn
/ Tạm ứng ngân sách phá dỡ tòa 8B Lê Trực: Đã đúng quy định pháp luật?

Tạm ứng ngân sách phá dỡ tòa 8B Lê Trực: Đã đúng quy định pháp luật?

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - UBND quận Ba Đình, TP. Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ phá dỡ tầng 18 của tòa nhà 8B Lê Trực vào giữa tháng 5 tới, với chi phí tạm tính khoảng 17 tỉ đồng, tạm ứng từ ngân sách quận này. Việc tháo dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực là thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP. Hà Nội, đến nay đã cơ bản đầy đủ các thủ tục.

Theo đó, UBND quận Ba Đình đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế để xử lý giai đoạn 2 công trình sai phạm 8B Lê Trực, quyết định thành lập các tổ công tác phục vụ cưỡng chế, làm việc với Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí thực hiện tháo dỡ giai đoạn 2.

Công trình 8B Lê Trực.

Việc tạm ứng một nguồn tiền lớn từ ngân sách nhà nước (17 tỉ) để thực hiện cưỡng chế công trình sai phạm của UBND quận Ba Đình liệu đã đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tiền ngân sách?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Theo Luật sư Đặng VănCường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, những công trình xây dựng vi phạm trậttự xây dựng thì sẽ bị đình chỉ thi công, bị xử phạt vi phạm hành chính và mộtsố trường hợp thì sẽ buộc tháo dỡ công trình vi phạm trật tự. Trong trường hợpchủ đầu tư không tự nguyện chấp hành quyết định buộc tháo dỡ công trình xâydựng vi phạm trật tự xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡngchế tháo dỡ và tổ chức tháo dỡ theo quy định pháp luật.

Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, và Nghị định 166/2013/NĐ-CP.

Theo quy định của pháp luật thì mọi chi phí cưỡng chế tháo dỡ sẽ do chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng phải có nghĩa vụ thanh toán.  Trách nhiệm thanh toán chi phí cưỡng chế tháo dỡ công trình sẽ được quy định trong nội dung quyết định buộc tháo dỡ công trình và quyết định cưỡng chế tháo dỡ.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Tuy nhiên, cơ quan cóthẩm quyền sẽ tạm ứng tiền chi phí cho việc cưỡng chế tháo dỡ, sau khi việccưỡng chế tháo dỡ hoàn tất thì sẽ tính toán khoản chi phí này và buộc chủ đầutư công trình có hành vi vi phạm phải thanh toán. Trong trường hợp chủ đầu tưkhông tự nguyện thanh toán thì sẽ có những biện pháp hành chính để cưỡng chếthu hồi khoản tiền này theo quy định pháp luật. 

Luật sư Cường cho rằng, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định về tài chính, kế toán. Với khoản tiền lớn như vậy thì phải có sự quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật và phải báo cáo trước hội đồng nhân dân thành phố về việc này.

"Trong trường hợp sai phạm đã được chỉ rõ phải được giải quyết theo thủ tục hành chính, tư pháp thì các quyết định hành chính, quyết định xử lý vi phạm phải được tôn trọng và thực hiện theo quy định của pháp luật", Luật sư Cường nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, muốn khắc phục sớm sai phạm tại công trình 8B Lê Trực thì việc tạm ứng ngân sách để thực hiện là hợp lý. Tuy nhiên, sau đó phải làm rõ việc quy trách nhiệm cá nhân, tập thể trong đó có chủ đầu tư, người ký giấy phép dẫn tới sai phạm để tiến hành việc bồi hoàn những việc làm sai trái.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.

Ông Hòa cũng đánh giá, sự việckéo dài quá lâu, mỗi kỳ họp Quốc hội đều nhắc tới, tồn tại dai dẳng tạo dư luậnxấu trong xã hội.

“Ai sai, ai đúng như thế nào sau khi công tác khắc phục xong cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra quy trách nhiệm cho tổ chức cá nhân làm sai để thực hiện trách nhiệm bồi hoàn chứ ngân sách nhà nước không thể bỏ ra để làm chuyện này”, ông Hòa nói.

Tháng 3/2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã ký cấp phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực với các hạng mục, trong đó có trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê, diện tích xây dựng là hơn 1.700m2; tổng diện tích sàn hơn 29.000m2 (chưa kể diện tích 4 tầng hầm); chiều cao công trình 53m, 18 tầng nổi (bao gồm cả tầng kỹ thuật, tum thang); 4 tầng hầm.
Tháng 9/2015, đoàn liên ngành do Thanh tra Hà Nội chủ trì đã vào cuộc làm rõ công trình xây dựng sai phạm.
Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Công trình được cấp phép xây dựng cao 53m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000m2 so với giấy phép…
Liên quan đến các sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, Thủ tướng đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng đến nay đã hơn 4 năm TP. Hà Nội chưa xử lý xong.

LÊ HOÀNG

/sap-pha-do-toa-nha-8b-le-truc-giai-doan-2-ton-khoang-17-ti-dong.html
/ong-chu-cong-ty-phuong-dong-ban-may-xet-nghiem-covid-19-cho-nhieu-tinh-thanh-la-ai.html