Ảnh minh họa.
Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hiện nay như sau:
- Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).
- Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).
- Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).
- Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Tuy nhiên, từ 01/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau:
- Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 01/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).
- Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 01/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).
- Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 01/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).
- Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 01/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).
- Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 01/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).
Bên cạnh đó, hiện nay, chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng) thì người tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí.
Như vậy, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức chi phí cho 1 lần khám bệnh nêu trên sẽ thay đổi thành 270.000 đồng.
Nếu chi phí cho một lần khám chữa bệnh của người bệnh thấp hơn 270.000 đồng thì được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí.
Như vậy mức chi phí này tăng 46.500 đồng so với trước ngày 01/7/2022.
PV