/ Trợ giúp pháp lý
/ Thời gian làm việc của lao động vận hành các công trình khí

Thời gian làm việc của lao động vận hành các công trình khí

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Ngày 25/7/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư 12/2022/TT-BCT về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

Ảnh minh họa.

Theo Điều 4, Thông tư 12/2022/TT-BCT này quy định, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:

- Ca làm việc không quá 12 giờ/ngày.

- Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.

Về thời gian làm thêm giờ, Điều 5, Thông tư 12/2022/TT-BCT này hướng dẫn:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian người lao động làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định.

- Tổng số giờ làm của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; Số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ theo các quy định về pháp luật lao động.

Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108, Bộ luật Lao động. Cụ thể:

Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

VŨ QUÝ

Đề xuất cấm nhập khẩu, nuôi các loại chó dữ

Lê Minh Hoàng