Ảnh minh họa.
Theo đó, Chính phủ đã quyết định thông qua để trình Quốc hội dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản nêu trên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát kỹ lưỡng nội dung, hồ sơ trình Quốc hội theo quy định, bảo đảm tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các Thành viên Chính phủ, chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Đồng thời, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo UBTV Quốc hội cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, trình UBTV Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Quốc hội, UBTV Quốc hội theo quy định về dự án Nghị quyết nêu trên để cho ý kiến và thông qua theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định.
Nghị quyết 47/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022. Tuy nhiên, do lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nên Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết này đến ngày 15/8/2025. |
TRẦN PHÚ