/ Góc nhìn
/ Tổ chức xét tốt nghiệp THPT: "Dễ khiến cả xã hội thất vọng"

Tổ chức xét tốt nghiệp THPT: "Dễ khiến cả xã hội thất vọng"

05/01/2021 18:01 |

(LSO) - Khi gặp các điều kiện khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có được phương án xử lý phù hợp mà lại đang cân nhắc lại phương án xử lý ‘bất đắc dĩ”.

Hiện nay, BộGiáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang tính toán các phương án khác nhau về kỳthi THPT quốc gia năm học 2019-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó,có 2 kịch bản đang được Bộ GD&ĐT cân nhắc:

- Nếu tìnhhình dịch Covid-19 kéo dài, thì sẽ tổ chức xét tốt nghiệp THPT, không tổ chức kỳthi THPT quốc gia;

- Còn nếu dịchkết thúc như dự kiến thì Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020.

Hiện phươngán thi THPT quốc gia 2020 đang được Bộ GD&ĐT hoàn thiện và sẽ trình Chínhphủ trong thời gian tới.

Như vậy, sauhai lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, thì đây là lần đầu tiên, BộGD&ĐT đưa ra kịch bản xét tốt nghiệp THPT. Tại lần điều chỉnh khung kế hoạchthời gian năm học lần thứ hai, Bộ GD&ĐT quyết định lùi thời gian kết thúcnăm học trước ngày 25/7 và kỳ thi THPT quốc gia tổ chức vào ngày 08-11/8.

Ngoài việcxây dựng phương án thi THPT quốc gia 2020 để trình Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũngdự kiến điều chỉnh quy chế tuyển sinh đại học và nhóm trường cao đẳng, trung cấpđào tạo giáo viên năm 2020 để phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng nhưphương án thi THPT quốc gia tương ứng.

Xét tốt nghiệp THPT

Về phương ánxét tốt nghiệp đang gây sự chú ý đối với những người làm công tác giáo dục cũngnhư dư luận. Bởi, phương án này được đưa ra không phải theo lộ trình bỏ kỳ thitốt nghiệp THPT, mà đây được xem là giải pháp “tình thế” trong hoàn cảnh dịch bệnhCovid-19 có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội, trong lịch sử giáo dục nước ta, đã có năm chúng ta làm công tác xét tốt nghiệp cho học sinh THPT thay cho kỳ thi. Đó là thời gian chiến tranh ác liệt, chúng ta không đủ điều kiện tổ chức thi. Nếu tổ chức, cán bộ và thí sinh sẽ không được đảm bảo an toàn tối đa. Thời điểm đó, chúng ta cũng đang rất cần dồn sức cho chiến trường. Vì thế, việc xét tuyển là phương án tạm ổn để thay thế cho một kỳ thi hết sức quan trọng.

“Tuy nhiên,đã hơn nửa thế kỷ trôi qua từ thời điểm đó. Hiện giờ, mọi điều kiện của chúngta đã tốt hơn rất nhiều. Nhưng rõ ràng, khi gặp các điều kiện khó khăn, BộGD&ĐT tạo chưa có được phương án xử lý phù hợp mà lại đang cân nhắc lạiphương án xử lý ‘bất đắc dĩ” đã sử dụng trong thời kỳ chiến tranh thì dễ khiếncả xã hội thất vọng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nói.

Hiện nay,công nghệ thông tin đã phát triển. Việc áp dụng các phương pháp thi trên máy đểtạm thời kiểm tra đánh giá đã được sử dụng trong rất nhiều các kỳ thi. Vậynhưng, chúng ta vẫn luôn ở hoàn cảnh “chưa đủ điều kiện”.

“Rõ ràng,các cơ quan giáo dục đã chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay”,bà Hương nhận định.

PGS. TS. Ngô Văn Giá, Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, hiện nay rất nhiều trường sau khi xét tuyển sinh viên vẫn tổ chức một kỳ thi để sàng lọc, đánh giá chất lượng. Như vậy, trên thực tế sinh viên sau khi đỗ vào đại học vẫn phải trải qua hai kỳ thi. Một thực tế, khi tổ chức kỳ thi THPT đa số các trường đều đỗ, số trượt rất ít, nhiều trường đỗ 100%. 

Ông Giá đưara quan điểm nên tổ chức hai kỳ thi làm một, trên thực tế kỳ thi THPT rất tốnkém mà không đánh giá được thực chất năng lực học sinh. Để xét tốt nghiệp THPT,nên căn cứ vào chương trình học trên học bạ, nếu học sinh nào đạt sẽ được côngnhận.

Tình trạng học để thi trở nên phổ biến

Qua diễn biếncủa tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Bộ GD&ĐT đã đưa ra phương án chohọc sinh học trực tuyến để hoàn thành chương trình. Tuy nhiên, việc học cũng chỉáp dụng đối với các môn để thi, các môn vốn được xem là “phụ” thì học sinh tựnghiên cứu.

Nhận định vấnđề học hiện nay của học sinh, bà Hương cho rằng điều mà chúng ta không thểkhông nhìn thấy là ngành giáo dục đã để tình trạng học để thi trở nên phổ biến.Khi kỳ thi không được tiến hành, các học sinh lập tức buông bỏ việc ôn luyệnđèn sách.

Việc xét tốtnghiệp thực chất không có nhiều giá trị với các gia đình. Vì thế, họ sẽ không đầutư tiền bạc và công sức để “chạy chọt” nếu con em của họ chắc chắn tốt nghiệp.Nhưng nếu các trường đại học và cao đẳng lại sử dụng hình thức xét duyệt để tuyểnsinh thì việc tiêu cực chắc chắn sẽ diễn ra.

Trong bối cảnhtình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều ý kiến đã so sánh việc các nước như Anh, Mĩhay Pháp cũng đang xét tuyển hoặc bỏ kỳ thi THPT để làm cơ sở cho Việt Nam tiếnhành công việc này. Tuy nhiên, dư luận lại có phần “tỉnh táo” hơn khi cho rằngnền giáo dục các nước khác “một trời, một vực” với nền giáo dục của chúng ta,nên sự so sánh đó là “vô cùng khập khiễng”.

“Tôi cảm thấythất vọng một lần nữa. Dường như cơ quan giáo dục của chúng ta chỉ nhìn quanhxem thế giới làm sao rồi vội vã làm theo vậy. Mỗi quốc gia đều có đặc thùriêng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nêu quan điểm.

Việc học tậptrực tuyến khó khăn ở nhiều nơi nhưng cũng đã tiến hành được ở rất nhiều nơi.Ngoài học tập trực tuyến, chúng ta hoàn toàn có thể hướng dẫn học sinh học tậptừ sách vở, từ việc tự tìm tòi, học hỏi thông qua khả năng tự học. Đó là chưa kể,việc học tập trên truyền hình cũng đã bù lấp được phần nào các thiếu hụt điềukiện của học sinh.

“Với học sinh lớp 12, việc học tập không bị dang dở quá nhiều vì lượng kiến thức suốt 11 năm rưỡi các em thu được cũng đủ để chúng ta đánh giá 1 sĩ tử. Điều quan trọng là các em sẽ tự ôn tập thế nào. Do vậy, kỳ thi THPT không phải là không thể diễn ra”, bà Hương chia sẻ.

Cơ hội đánh giá chất lượng

Nhiều ngườicho rằng, việc học sinh học trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào ý thức học tập củacác em. Lượng kiến thức chia sẻ qua kênh thông tin này cũng đã được chọn lọc.Nhưng mức độ tương tác giữa giáo viên và học sinh sẽ không có sẽ làm hạn chế khảnăng học tập của mỗi học sinh.

“Có lẽ tôi là người quá lạc quan nhưng tôi lại dự đoán chất lượng đào tạo năm nay sẽ tốt hơn các năm và có khả năng phân hóa đối tượng học sinh. Chúng ta có thể đánh giá được khả năng tự học của học sinh sau đợt nghỉ dịch kéo dài này. Nếu có phương pháp đánh giá phù hợp, chúng ta có thể sẽ có cách đánh giá chính xác nhất từ trước đến nay”, Tiến sĩ Hương nói.

Bà Hươngcũng cho rằng, đã đến lúc chúng ta hãy để trẻ tự lên tiếng. Các giáo viên vàcha mẹ hãy để trẻ tự mình thể hiện rõ bản thân. Những khiếm khuyết của các họcsinh do không có khả năng tự học, không tự giác, thiếu trách nhiệm học tập… sẽbị bộc lộ và tạo điều kiện cho cha mẹ và giáo viên tìm ra cách giáo dục trẻ phùhợp nhất. Việc dạy trẻ lúc này sẽ dễ dàng hơn vì mọi thứ đã không còn bị giấukín sau những bảng điểm sạch đẹp.

“Vì thế, tôilại nghĩ dợt dịch này là một cơ hội cho ngành giáo dục phát triển”, nữ Tiến sĩnhận định.

Bằng kinhnghiệm sau nhiều năm đứng trên giảng đường, PGS. TS. Ngô Văn Giá vẫn chưa thểyên tâm với kết quả thi của sinh viên sau khi đỗ vào đại học. Ông Giá cho biết,có những sinh viên đỗ vào đại học với điểm số rất cao, nhưng sau khi cho làm kiểmtra đánh giá thì kết quả lại rất thấp, có thể nói là “thảm hại”.

Ông Giá cũng cho rằng, không biết có câu chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” hay không, nhưng đây là một thực tế rất đáng báo động.

Lê Hoàng

/nganh-giao-duc-co-phan-ung-cham-voi-dich-covid-19.html
/hoc-phi-hoc-truc-tuyen-thu-the-nao-cho-dung.html