Người di tản bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp tại điểm bầu cử ở Arbil, Iraq, ngày 08/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN.
Quyết định trên mở đường cho Quốc hội mới tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên trong vòng hai tuần, theo hiến pháp của Iraq.
Trước đó, Tòa án Tối cao Iraq đã bác kháng cáo của liên minh bán quân sự Hashed al-Shaabi phản đối kết quả nêu trên sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy liên minh này đã thất bại trong cuộc bầu cử. Một số người ủng hộ nhóm này đã tổ chức biểu tình trên con đường dẫn tới Vùng Xanh, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad.
Đầu năm nay, Quốc hội Iraq đã thông qua một nghị quyết giải tán cơ quan lập pháp này vào ngày 07/10 để tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Theo Ủy ban Bầu cử độc lập cấp cao Iraq, trong cuộc tổng tuyển cử hôm 10/10, khoảng 24 triệu cử tri đủ tư cách bỏ phiếu, bầu ra 329 đại biểu từ 3.249 ứng cử viên thuộc 167 đảng phái và liên minh. Hàng chục quan sát viên của Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc (LHQ) đã đến Iraq để theo dõi hoạt động bầu cử trong bối cảnh an ninh được thắt chặt.
TTXVN
Bỗng dưng trở thành ‘con nợ’: Cần nâng cao chế tài xử lý nghiêm đối tượng vi phạm