Tọa đàm có sự tham dự của Luật sư Yoho Kim – Công ty Luật LAW2B; Luật sư Mai Thị Minh Hằng – Công ty Luật Russin & Vecchi; Luật sư Nguyễn Tuấn Minh – Giám đốc Vietnam Premier Lawyers LLC; Luật sư Trần Tuấn Phong – Công ty Luật Vilaf; bà Nguyễn Thị Minh Huệ - Giám đốc Trung tâm LKĐTLSTMQT và các học viên của Học viện Tư pháp.
Tham dự Tọa đàm có Luật sư Yoho Kim – Công ty Luật LAW2B; Luật sư Mai Thị Minh Hằng – Công ty Luật Russin & Vecchi; Luật sư Nguyễn Tuấn Minh – Giám đốc Vietnam Premier Lawyers LLC; Luật sư Trần Tuấn Phong – Công ty Luật Vilaf; bà Nguyễn Thị Minh Huệ - Giám đốc Trung tâm LKĐTLSTMQT và các học viên của Học viện Tư pháp.
Cơ hội và thách thức đối với nghề Luật sư tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Các khách mời tại Tọa đàm có những chia sẻ về toàn cảnh thị trường dịch vụ pháp lý, cơ hội và thách thức đối với nghề Luật sư tại Việt Nam.
Luật sư Trần Tuấn Phong – Công ty Luật Vilaf cho biết hiện nay, có rất nhiều mô hình cung cấp dịch vụ pháp lý tại thị trường Việt Nam. Trong đó phải kể đến các hãng luật đa quốc gia đến từ Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc…; các hãng luật nước ngoài đặt tại Việt Nam mà điển hình là các hãng luật của Pháp,…; các văn phòng đại diện của hãng luật nước ngoài tại Việt Nam của Hàn Quốc, Nhật Bản,…; các hãng luật nội địa như Vilaf, YKVN… và Phòng pháp chế doanh nghiệp.
Luật sư Trần Tuấn Phong – Công ty Luật Vilaf cho biết hiện nay, có rất nhiều mô hình cung cấp dịch vụ pháp lý tại thị trường Việt Nam.
Cơ hội đối với nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là rất lớn. Việc hành nghề Luật sư tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang thay đổi rất nhanh vì sự phát triển công nghệ trong kỷ nguyên thế hệ số, yêu cầu của xã hội, của thị trường và của chính khách hàng. Chính việc này đã tạo ra nhiều hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau trên thị trường và cơ hội công việc của Luật sư được tăng lên.
Bên cạnh những cô hội, các Luật sư mà nhất là các Luật sư trẻ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Các khách hàng có xu hướng chọn những Luật sư có kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp chính vì vậy mà các Luật sư trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng.
Các kiến thức và kỹ năng học viên cần trang bị để thực hành nghề Luật sư một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
Luật sư Yoho Kim – Công ty Luật LAW2B có những chia sẻ đề có được kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Luật sư một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo đó, bên cạnh kiến thức chuyên ngành luật, các Luật sư cần trau đồi thêm nhiều nguồn kiến thức khác nhau để phục vụ cho công việc. Các Luật sư cũng cần tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm nghề nghiệp.
Luật sư Yoho Kim – Công ty Luật LAW2B có những chia sẻ đề có được kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Luật sư một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Luật sư Mai Thị Minh Hằng – Công ty Luật Russin & Vecchi cho biết kỹ năng tiếng Anh và các kỹ năng mềm đối với Luật sư là rất quan trọng. Trên thực tế, với kinh nghiệm tuyển dụng cho các hãng luật và doanh nghiệp lớn, các Luật sư có kỹ năng tiếng Anh, các kỹ năng mềm như sự tự tin, kiến thức xã hội, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ có cơ hội được lựa chọn cao hơn. Bên cạnh đó, các Luật sư cần phát triển kỹ năng quan sát từ các mô hình kinh doanh trên thực tế. Đặc biệt là biết đặt “Cái tôi pháp lý” xuống để học hỏi từ chính khách hàng hay từ đối thủ cạnh tranh.
Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Minh – Giám đốc Vietnam Premier Lawyers LLC thì tìm được người hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cho Luật sư khi mới bắt đầu cung cấp dịch vụ pháp lý cũng là điều vô cùng cần thiết. Người dẫn dắt, hướng dẫn gần gũi nhất của các Luật sư là đồng nghiệp, khách hàng. Chính các Luật sư phải xác định được vị trí của mình để trau đồi, học hỏi, rút kinh nghiệm. Thêm vào đó, các Luật sư nhất thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc. Đọc ở đây không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên ngành luật, mà còn là kiến thức văn hóa - xã hội, quản trị doanh nghiệp, kế toán… Đọc phải có chú đích, có kỹ năng, có trọng tâm.
Vai trò của Học viện Tư pháp trong việc trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Luật sư
Bà Nguyễn Thị Minh Huệ - Giám đốc Trung tâm LKĐTLSTMQT cho biết Học viện Tư pháp ngày càng khẳng định là đơn vị đào tạo chuyên nghiệp nhất về kỹ năng hành nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay. Học viện Tư pháp là nơi giới thiệu kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất cho các học viên về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực hành nghề Luật sư. Học viện chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy kiến thức, đào tạo kỹ năng thực hành nghề Luật sư, tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các môn học trong chương trình đào tạo nghề Luật sư.
Học viện Tư pháp luôn quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo nghề Luật sư; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; tổ chức các phong trào phát huy sáng kiến trong công tác gỉảng dạy của giảng viên.
Học viện Tư pháp luôn quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo nghề Luật sư; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; tổ chức các phong trào phát huy sáng kiến trong công tác gỉảng dạy của giảng viên.
Bên cạnh đó, theo bà Huệ, đối với học viên tham gia khóa đào tạo nghề Luật sư, ngoài học từ thầy cô, đồng nghiệp, khách hàng… các học viên cũng cần phải tự học, tự củng cố, tự tổng hợp để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như tích lũy kinh nghiệm nghề luật cho chính mình.
Một số hình ảnh khác tại Tọa đàm:
LÂM HOÀNG – MỸ LINH
Lễ khai mạc Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư khu vực phía Bắc lần 2 năm 2020