/ Chưa được phân loại
/ TRỰC SÁNG CHỦ NHẬT

TRỰC SÁNG CHỦ NHẬT

07/01/2022 02:43 |3 năm trước

(LSVN) -

[SANGT2.1] Những bất cập về giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn

(LSVN) - Thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có sự giản lược một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử làm cho việc xử lý vụ án nhanh chóng hơn; là sự thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp, được thể hiện trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.

Thủ tục rút gọn được áp dụng để giải quyết các vụ án hình sự khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự là nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, đẩy nhanh việc điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án ít nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, hành vi phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, chứng cứ rõ ràng. Mục đích của việc áp dụng thủ tục rút gọn là giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng. 

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định thủ tục rút gọn tại chương XXXI từ Điều 455 đến Điều 465, theo đó Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án phải áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đầy đủ 4 điều kiện quy định tại Điều 456 BLTTHS. Thực tế số vụ án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết còn ít, nguyên nhân do số lượng vụ án, công việc của các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều, phức tạp cần tập trung nhân lực và thời gian để giải quyết. Trong khi áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án thời gian ngắn, không thể gia hạn được nên khó hoàn thành trong thời gian luật định. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng thường chọn giải quyết vụ án theo thủ tục chung để chủ động về mặt thời gian, lại không vi phạm thời hạn giải quyết vụ án.

Ảnh minh họa.

1. Một số vướng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn

BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục rút gọn cụ thể, rõ ràng hơn so với BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn để thực hiện thống nhất.

Thứ nhất, Điều 456 BLTTHS năm 2015 quy định để áp dụng thủ tục rút gọn phải đáp ứng được 4 điều kiện đó là: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng; nếu không đáp ứng đủ bốn điều kiện nêu trên thì không được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà phải giải quyết theo thủ tụng chung, kể cả trường hợp người phạm tội đầu thú. Quy định trên dẫn đến một số vụ án sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp phạm tội đơn giản, người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, tuy nhiên người phạm tội đầu thú không thuộc trường hợp quy định các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng thủ tục rút gọn.

Thứ hai, việc hiểu như thế nào là “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” và “người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng”, phụ thuộc vào đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và đây là quy định tùy nghi, nên nhận thức và áp dụng hai điều kiện này chưa thống nhất, còn có quan điểm áp dụng khác nhau, dẫn đến có những vụ án nội dung, tính chất tương tự nhau, nhưng có trường hợp áp dụng, có trường hợp lại không áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết. 

Ví dụ: Bị can Nguyễn Văn A phạm tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015, bị can A phạm tội quả tang, có nơi cư trú rõ ràng, chứng cứ rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng. Nhưng về nhân thân bị can A có 1 tiền án về tội "Trộm cắp tài sản", 1 tiền sự về hành vi đánh bạc cần phải xác minh thu thập tài liệu để xác định bị can A thuộc trường hợp tái phạm hay không tái phạm. Với vụ án này, thời gian tiến hành các thủ tục điều tra, xác minh thu thập chứng cứ, nhân thân mất nhiều thời gian. Vậy vụ án trên có thuộc trường hợp: Phạm tội đơn giản - lý lịch rõ ràng hay không? Có áp dụng thủ tục rút gọn được không? 

Thứ ba, thời hạn ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Khoản 1 Điều 457 BLTTHS quy định: ‘‘Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn’’, quy định này có những quan điểm, cách hiểu khác nhau. 

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày khởi tố vụ án đối với Cơ quan điều tra, 24 giờ kể từ ngày nhận được đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án đối với Viện Kiểm sát, 24 giờ kể từ ngày thụ lý vụ án đối với Tòa án thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn nếu xét thấy có đủ điều kiện để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. 

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 BLTTHS được hiểu là đến ngày thứ 20 đối với giai đoạn điều tra, ngày thứ 5 đối với giai đoạn truy tố, ngày thứ 10 đối với giai đoạn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án miễn là đảm bảo thời gian, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 

Quan điểm của tác giả: Nếu xét thấy vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 24 giờ sau khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Cơ quan điều tra phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với Viện Kiểm sát thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án phải ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn.

Đối với Tòa án thời hạn 24 giờ kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án phải ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi thủ tục rút gọn được áp dụng xuyên suốt từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, có thể giai đoạn điều tra không áp dụng thủ tục rút gọn nhưng đến giai đoạn truy tố, xét xử, Viện Kiểm sát, Tòa án xét thấy đủ điều kiện để áp dụng thì ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được quyết định truy tố, thụ lý hồ sơ vụ án vì còn liên quan đến áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo quy định tại Điều 459 BLTTHS thời hạn tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

Thứ tư, trách nhiệm về việc không áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đủ điều kiện.

Mặc dù BLTTHS năm 2015 quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đầy đủ 4 điều kiện quy định tại Điều 456 BLTTHS nhưng hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định trách nhiệm về việc không áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đủ điều kiện theo quy định. Do đó việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án hình sự trở thành lựa chọn tùy nghi, có thể áp dụng hoặc không áp dụng.

Thứ năm, trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Viện Kiểm sát hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?

Điều 458 BLTTHS quy định: ‘‘Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung’’. Vậy trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Viện Kiểm sát hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn? 

Có quan điểm cho rằng, việc áp dụng thủ tục rút gọn được áp dụng ở giai đoạn điều tra, truy tố do đó nếu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện Kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và tiến hành điều tra bổ sung theo thủ tục chung.

Quan điểm của tác giả: Trong thời hạn 10 ngày, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án Tòa án xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung thì trước khi ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi vì, khi trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát điều tra bổ sung cũng có thể Viện Kiểm sát chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án. Nếu Viện Kiểm sát cho rằng quyết định trả hồ sơ của Tòa án là không có căn cứ, không chấp nhận và giao lại hồ sơ cho Tòa án, Tòa án sau khi nhận lại hồ sơ vụ án sẽ giải quyết, xét xử theo thủ tục chung. Điều 277 BLTTHS quy định rõ: Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải đưa vụ án ra xét xử. Do đó, trước khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn chứ không phải Viện Kiểm sát ra quyết định. 

Thứ sáu, Tòa án không thể mở phiên tòa trong thời hạn 7 ngày vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.

Tòa án xét xử vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án. Như vậy, quy định này bắt buộc trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định xét xử Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án mà không được kéo dài thời hạn mở phiên tòa như xét xử theo thủ tục chung. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan Tòa án không thể mở phiên tòa trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định xét xử. Ví dụ, vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp Tòa án không thể mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 7 ngày. Trường hợp này giải quyết như thế nào?

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tòa án căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ra quyết định hoãn phiên tòa chờ tình hình dịch bệnh ổn định rồi mới tiếp tục giải quyết, xét xử vụ án. 

Quan điểm thứ hai cho rằng: Vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể xét xử vụ án trong thời hạn 7 ngày, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, để giải quyết vụ án theo thủ tục chung, rồi ra quyết định hoãn phiên tòa, chờ tình hình dịch bệnh ổn định mới tiếp tục giải quyết vụ án. 

Quan điểm của tác giả: Đồng tình với quan điểm thứ hai, trường hợp này Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng xét xử theo thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án theo thủ tục chung, sau đó ra quyết định hoãn phiên tòa chờ tình hình dịch bệnh ổn định rồi mới tiếp tục giải quyết vụ án. Bởi vì BLTTHS năm 2015 không quy định xét xử theo thủ tục rút gọn được gia hạn thời gian xét xử vụ án và hoãn phiên tòa, đây là vướng mắc trên thực tế cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn để áp dụng thống nhất. 

Thứ bảy, thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.

BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án hình sự được xét xử theo thủ tục rút gọn nên việc áp dụng chưa thống nhất. 

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Bởi vì khoản 1 Điều 463 BLTTHS quy định: ‘‘phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành’’ và khoản 1 Điều 329 BLTTHS quy định rõ: ‘‘trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4, 5 Điều 328 của Bộ luật này’’. Do đó, trường hợp Hội đồng xét xử do một Thẩm phán tiến hành thì Thẩm phán đó có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. 

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả: Vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bởi vì căn cứ, thẩm quyền, thủ tục tạm giữ, tạm giam theo thủ tục rút gọn được thực hiện theo quy định của BLTTHS và khoản 1 Điều 278 BLTTHS đã quy định: ‘‘sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định’’. Toà án xét xử theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành và không tiến hành nghị án nên không được xem là Hội đồng xét xử. Do đó, xét xử theo thủ tục rút gọn Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. 

2. Một số đề xuất, kiến nghị

Từ những vướng mắc đã nêu trên, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện triệt để, thống nhất thủ tục rút gọn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung thêm điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đầu thú vào luật, sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 456 BLTTHS năm 2015 thành: “Người phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó đầu thú, tự thú’’ để áp dụng thủ tục rút gọn cho trường hợp người phạm tội đầu thú, đáp ứng đủ các điều kiện còn lại của Điều 456 BLTTHS. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp người phạm tội đầu thú , đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhưng vụ án lại không được giải quyết theo thủ tục rút gọn vì không đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 456 BLTTHS.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể các điều kiện: “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” và “người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều 456 BLTTHS. Hướng dẫn trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan Tòa án không thể mở phiên tòa trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc bổ sung căn cứ hoãn phiên tòa tại khoản 1 Điều 297 BLTTHS: ‘‘Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:…đ) Do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan’’.

Thứ ba, hướng dẫn trường hợp Thẩm phán được phân công xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Viện Kiểm sát hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Hướng dẫn thời hạn phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hướng dẫn thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.

Thứ tư, thực tiễn cho thấy chưa có cơ quan tiến hành tố tụng nào bị nhắc nhỡ hoặc xử lý trách nhiệm cá nhân về việc không áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết án khi có đủ điều kiện. Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần quy định xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án không áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ án có đủ điều kiện. Đưa tiêu chí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn vào tiêu chí thi đua, cũng như xem xét tái bổ nhiệm lại các chức danh, có như vậy mới nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như tinh thần trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Thứ năm, lãnh đạo, chỉ huy Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp cần quán triệt và nâng cao nhận thức cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án hình sự. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có sự giản lược một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong việc điều tra, truy tố, xét xử làm cho việc xử lý vụ án nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, áp dụng thủ tục rút gọn yêu cầu phải tuân thủ các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; việc điều tra, truy tố, xét xử phải vô tư, khách quan; đảm bảo quyền bào chữa, quyền con người, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân.

Tài liệu tham khảo:

1. Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

2. Lê Văn Quang, ‘‘Một số vướng mắc về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự’’, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 05/11/2020.

3. Nguyễn Duy Soạn, ‘‘Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS năm 2015’’, trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, ngày 07/9/2020.

4. Nguyễn Văn Anh, ‘‘Vướng mắc về thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm trong vụ án hình sự giải quyết theo thủ tục rút gọn’’ trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngày 24/8/2020.

5. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân, ‘‘Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự’’, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 25/11/2019.

THẠC SĨ LÊ ĐÌNH NGHĨA - NGUYỄN BÁ CƯỜNG

Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5

Bàn về việc áp dụng tội danh ‘Mua bán trái phép chất ma túy’ theo quy định hiện hành

[SANGT2.2] Án lệ số 47/2021/AL1 về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại

(LSVN) -  Án lệ số 47/2021/AL1 Về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 15/2020/HS-GĐT ngày 07/8/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về vụ án “Giết người đối với bị cáo Nguyễn Đình Đ.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Bị cáo dùng dao là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng của bị hại là vùng trọng yếu của cơ thể con người. Bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải xác định bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Điều 18; điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 15; điểm a, n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Từ khoá của án lệ:

“Dùng dao đâm”; “Hung khí nguy hiểm”; “Vùng bụng”; “Vùng trọng yếu của cơ thể”; “Giết người”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Khoảng 19 giờ ngày 09/12/2013, Nguyễn Đình Đ. đến nhà anh Hà Đăng H. tại thôn L, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội ăn cơm, uống rượu cùng một số người khác trong đó có Đặng Hùng T. và Phùng Xuân S. Trong lúc ăn uống, S. và T. có lời qua tiếng lại với nhau, S. gọi T. ra ngoài sân và tát T., T. xin lỗi rồi cả hai quay vào tiếp tục uống rượu. Khoảng 10 phút sau, Đ. đi ra ngoài thì S. và T. cũng đi theo ra bờ đê, S. tát T. một cái làm T. ngã xuống đất. Đ. thấy thế chạy đến hỏi T. có sao không thì T. khóc và nói: “Bố mẹ em không đánh em mà nó đánh em. Em giết nó”. T. chạy tìm đồ vật đánh S. Đ. chạy theo ôm T. và nói: “Em đã say chưa? Có nhận ra anh không?”, T. trả lời: “Có anh Hai ạ”. Lúc này, các anh Cao Văn C. và Dương Văn T1 đi xe máy đến, anh T1 dừng xe lấy thuốc lá ra hút, anh C. nói với S.: “Nó là cháu tao đấy, mày đánh nó tao còn chưa nói đâu”. Đ. can ngăn, đẩy T. và S. vào trong nhà anh H.

Đ thấy anh C. nói với S. như vậy nên bực tức vào trong sân nhà anh H. lấy một con dao nhọn rồi đi ra bờ đê chỗ anh C. và anh T1 đang đứng. Đ. nói: “Các ông thích đánh nhau lắm à mà đổ thêm dầu vào lửa”, C. nói: “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”. Đ. cầm dao chỉ vào mặt anh C. nói: “Mày thích đánh nhau à?” rồi đâm một nhát vào bụng anh C. Anh C. bỏ chạy, Đ. quay lại túm cổ áo anh T1 và đâm một nhát vào người anh T1. Anh T1 bỏ chạy, Đ. và S. đuổi theo sau. Đ. đuổi kịp, dùng tay túm cổ áo anh T1, S. dùng tay tát vào đầu, mặt anh T1, dùng chân đá vào người anh T1. Đ cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 ngã sấp xuống đất. Đ. dùng dao đâm tiếp 03 nhát vào người anh T1 làm anh T1 gục hẳn, khi thấy anh T1 nằm bất tỉnh, Đ. và S. bỏ chạy.

Anh Cao Văn C. bỏ chạy được một đoạn thì vào nhà anh H. lấy một chiếc cuốc quay lại thì gặp S. Anh C. giơ cán cuốc định đánh thì S. bỏ chạy vào nhà anh H thông báo việc đánh nhau. Anh C. chạy tiếp thì gặp Đ. đang cầm dao, anh C. giơ cán cuốc lên vụt một cái, Đ. giơ tay lên đỡ thì bị trúng vào đầu và tay trái. Đ. bỏ chạy về nhà anh H. lấy xe máy đi về. Trên đường đi, Đ. vứt con dao xuống mương nước. Mọi người đưa anh T1 và anh C. đi cấp cứu nhưng anh T1 đã tử vong. Ngày 10/12/2013, Đ. ra đầu thú tại Công an huyện C.

Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 8251/PC54 (PY) ngày 31/12/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội kết luận: nguyên nhân chết của anh Dương Văn T1 là sốc do mất máu cấp và suy hô hấp cấp.

Tại Bản kết luận giám định pháp y thương tích số 203/TTPY ngày 06/5/2014 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Hà Nội kết luận thương tích của anh Cao Văn C. tại thời điểm giám định: sẹo vết thương phần mềm, gãy xương sườn X bên trái, không gây tràn dịch, tràn khí màng phổi; nhiều khả năng các thương tích do vật sắc gây nên; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 05%.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ. tử hình về tội “Giết người”.

Ngày 10/02/2015, Nguyễn Đình Đ. kháng cáo xin giảm hình phạt.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Đình Đ., áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ. tử hình về tội “Giết người”.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 16/QĐ-VKSTC ngày 29/11/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao quyết định kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đối với Nguyễn Đình Đ.; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy một phần Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ. để điều tra lại.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Về hành vi của Nguyễn Đình Đ. đối với anh Cao Văn C:

[2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ. và anh Cao Văn C. không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C. “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ. cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C. nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C. làm anh C. bỏ chạy. Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C. có tính chất thách thức, kích động mà Đ. đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C. là vùng trọng yếu trên cơ thể con người.

Theo kết luận giám định thì anh C. bị thương tích 05% và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C. và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc anh C. không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ. Do đó, hành vi nêu trên của Đ. đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ.

[3] Hành vi của Nguyễn Đình Đ. đối với anh Dương Văn T1:

[4] Anh Dương Văn T1 là người đi cùng với anh Cao Văn C. Anh T1 không có mâu thuẫn từ trước với Nguyễn Đình Đ., ở thời điểm xảy ra vụ án, anh T1 cũng không có lời lẽ thách thức hay hành vi tấn công đối với Đ., nhưng sau khi đâm anh C., anh C. bỏ chạy, Đ. quay lại túm cổ áo anh T1 và cầm dao đâm anh T1, anh T1 bỏ chạy, Đ. đuổi theo cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 bị ngã sấp xuống đất, Đ. tiếp tục dùng dao đâm 03 nhát vào lưng anh T1 đến khi anh T1 bất tỉnh. Hậu quả anh T1 bị chết do sốc mất máu cấp và suy hô hấp cấp. Hành vi giết người của Đ. đối với anh T1 là thuộc trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ.

[5] Như đã phân tích ở trên, dù không có mâu thuẫn từ trước, nhưng cùng một lúc Đ. đã dùng dao đâm vào vùng trọng yếu của 02 người bị hại, làm 01 người bị chết, 01 người bị thương. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Đình Đ. về “Tội giết người” theo quy định tại điểm a (giết nhiều người) và điểm n (có tính chất côn đồ) khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ.

[6] Mặc dù, quá trình giải quyết vụ án, Nguyễn Đình Đ. đã thành khẩn khai báo, tích cực bồi thường cho gia đình người bị hại, nhưng hành vi phạm tội của Đ là đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự côn đồ, hung hãn, quyết liệt, coi thường tính mạng người khác, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt Nguyễn Đình Đ. tử hình về tội “Giết người” là đúng pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 4 Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng hình sự:

1. Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

2. Giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C. không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C. “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ. cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C. nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C. làm anh C. bỏ chạy. Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C. có tính chất thách thức, kích động mà Đ. đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người.

Theo kết luận giám định thì anh C. bị thương tích 05%, và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C. và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ. Do đó, hành vi nêu trên của Đ. đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ.”.

HỒNG HẠNH

Án lệ số 44/2021/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

[SANGT2.3] Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu bị mất như thế nào?

(LSVN) – Vừa qua, tôi bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy, tôi cần phải làm như thế nào để được cấp lại? Bạn đọc T.H. hỏi.

Ảnh minh họa.

Theo khoản 1, 2 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:

“1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận”.

Như vậy, trường hợp gia đình bạn bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần tiến hành khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

HÀ ANH

Trường hợp nào người vi phạm được bảo quản phương tiện giao thông vi phạm?

[CHIEUEFCN 1] Trả lại quà của Việt Á: Xử lý thế nào cho đúng?

(LSVN) - 

Liên quan việc mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Sáu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Phước - khẳng định không có thỏa thuận, cam kết nào về tỉ lệ phần trăm hoa hồng với đơn vị cung cấp vật tư, sinh phẩm là Công ty Việt Á.

Mặt khác, ông Sáu thừa nhận đầu tháng 12/2021, đại diện Công ty Việt Á có lên gặp và gửi quà. Khi người đại diện này về ông mới kiểm tra và biết có quà cho bản thân ông. Sau đó ông đã báo cáo tổ chức, lãnh đạo các cấp và nói rằng ngay sau kỳ nghỉ lễ sẽ nộp lại phần quà này cho cơ quan chức năng.

Trước đó, CDC Bình Phước đã có báo cáo về việc mua sắm kit xét nghiệm và bộ tách chiết với tổng số tiền hơn 41,5 tỉ đồng từ Công ty Việt Á theo 3 quyết định của UBND tỉnh Bình Phước.

Trong 3 đợt, CDC Bình Phước mua hơn 87.000 kit xét nghiệm và gần 48.000 bộ tách chiết với kinh phí hơn 41,5 tỉ đồng. Trong đó CDC Bình Phước đã chuyển thanh toán số tiền hơn 7,1 tỉ đồng, còn hơn 34,3 tỉ đồng chưa hoàn tất thủ tục thanh toán và chưa chuyển thanh toán.

Cũng theo báo cáo, trong năm 2020, CDC Bình Phước không mua sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao của Công ty Việt Á. Tuy nhiên, Việt Á có cho CDC Bình Phước mượn 6 bộ máy móc phục vụ công tác xét nghiệm vào ngày 08/8/2020. Đến ngày 02/11, CDC đã trả lại 5/6 máy cho Việt Á, chỉ còn mượn 1 máy Spindown do CDC chưa kịp mua máy mới.

Trao đổi với Tạp chí Luật sư Việt Nam về vụ việc này, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho rằng cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ các gói thầu mà CDC này đã tổ chức thực hiện và công ty Việt Á đã trúng thầu, làm rõ ngoài công ty Việt Á thì còn công ty nào khác trúng thầu ở đơn vị này hay không? Tại sao có việc cho mượn đến 6 máy một cách vô tư như vậy?! Việc nhận quà là quà gì, trị giá bao nhiêu và giao dịch giữa các bên như thế nào? Trên cơ sở đó mới kết luận được là CDC Bình Phước có sai phạm hay không, cán bộ có vi phạm pháp luật hay không, có đến mức xử lý hình sự như cán bộ của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hải Dương hay không?

Trong trường hợp, kết quả điều tra của cơ quan điều tra bộ công an cho thấy trung tâm kiểm soát bệnh tật này đã có những hoạt động đấu thầu không đúng quy định pháp luật, có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ khởi tố theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015 đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật.

Luật sư Cường phân tích rõ, khi đã có căn cứ để xử lý hình sự về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nguyên nhân, động cơ nào của hành vi vi phạm quy định về đấu thầu. Yếu tố vụ lợi ở đây là như thế nào, có hành vi đưa và nhận hối lộ hay không để xử lý theo quy định của pháp luật. Với thông tin hiện nay thì ông giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật này đã thừa nhận là có nhận quà của công ty Việt Á. Vấn đề này cần phải làm rõ đây là quà gì, trị giá bao nhiêu tiền, hai bên có thỏa thuận về số tiền này hay không?

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy vị lãnh đạo này đã có thỏa thuận dù trực tiếp hay gián tiếp với công ty Việt Á để cho công ty này chúng thầu, bán vật tư y tế cho trung tâm kiểm soát bệnh tật này thì đây là hành vi đưa và nhận hối lộ, hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 354 và Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo quy định của pháp luật thì hành vi nhận hối lộ là hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ".

Trong vụ việc này, việc nhận quà là có rồi, cơ quan điều tra sẽ làm rõ việc nhận quà đó có phải để thực hiện một công việc vì lợi ích của bên đưa qua hay không. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc nhận quà, nhận tiền hoặc lợi ích phi vật chất khác có thể là nhận trước hoặc nhận sau khi đã thực hiện công việc vì lợi lợi ích của người đưa quà, có thể nhận trực tiếp hoặc nhận gián tiếp thông qua bên thứ ba. Pháp luật cũng không quy định việc thực hiện công việc theo yêu cầu đó là công việc trái pháp luật hay đúng pháp luật.

Bởi vậy nếu kết quả điều tra cho thấy số quà này có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, nhận quà để thực hiện công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp thì cơ quan điều tra sẽ xử lý hình sự. Cơ quan điều tra có trách nhiệm làm rõ có mối liên hệ, có thỏa thuận trực tiếp hay thỏa thuận ngầm về việc để cho doanh nghiệp này được phép bán hàng và lãnh đạo có quả hay không. Nếu có căn cứ cho thấy trước đó đã có sự hiểu lầm với nhau rằng nếu doanh nghiệp này được bán hàng cho trung tâm kiểm soát bệnh tật này thì lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quà thì đây là căn cứ để xử lý hình sự.

Về nguyên tắc thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm, pháp luật không bắt buộc người phạm tội phải khai nhận hành vi phạm tội của mình. Lời nhận tội của bị can bị cáo cũng không phải là căn cứ duy nhất để kết tội, lời nhận tội chỉ có thể trở thành căn cứ buộc tội nếu như lời nhận tội đó phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác. Bởi vậy, trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức xử lý hình sự bằng các chứng cứ vật chất khác thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự không phụ thuộc vào việc người phạm tội có nhận tội hay không.

Một suy luận rất thông thường là nếu như doanh nghiệp tham gia đấu thầu, chào hàng một cách công khai, minh bạch, có cạnh tranh thì không việc gì phải tặng quà cho lãnh đạo, thậm chí số tiền, quà đến mấy chục phần trăm giá trị hợp đồng.  Nếu không có sự tác động, can thiệp của người có thẩm quyền đối với hoạt động mua sắm vật tư y tế đó, không có lợi gì cho doanh nghiệp thì không việc gì phải tặng quà. Nếu hoạt động mua sắm đó thể hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, có hoạt động can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, gian lận trong đấu thầu, thông thầu, không đảm bảo công bằng, dân chủ, minh bạch trong hoạt động đấu thầu thì chuyện ăn chia, chung chi là hoàn toàn có thể xảy ra... Bởi vậy, cơ quan điều tra cần phải làm rõ nguyên nhân tại sao lại tặng quà, giá trị của gói quà đó như thế nào, việc tặng quà đó có liên quan gì đến hoạt động đấu thầu hay không, hoạt động đấu thầu có tuân thủ quy định của pháp luật hay không, giá cả của gói thầu đó như thế nào trên cơ sở đó sẽ xác định có vi phạm pháp luật hay không. Cơ quan điều tra sẽ thu thập đầy đủ các chứng cứ, xâu chuỗi các vấn đề của sự việc để có kết luận đúng đắn, làm căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kết quả điều tra xác minh cho thấy trung tâm kiểm soát bệnh tật này đã mua được những vật tư y tế giá cả phù hợp với giá thị trường, thậm chí thấp hơn giá thị trường. Việc doanh nghiệp tặng quà là tự phát, không có thoả thuận từ trước và lãnh đạo này cũng không nhận, đã có sự trình báo sự việc với cơ quan chức năng phải có lập biên bản và không có dấu hiệu nhận quà trái quy định thì sẽ không xử lý đối với vị cán bộ lãnh đạo này.

Còn trường hợp lãnh đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật này đã nhận quà của doanh nghiệp trước đó, khi cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp khai ra, cơ quan chức năng vào cuộc thì lãnh đạo này mới thừa nhận thì rõ ràng việc nhận quà này là trái quy định, cần phải xử lý kỷ luật. Đồng thời cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc nhận quà này có liên quan gì đến các gói thầu nêu trên hay không. Trường hợp có căn cứ cho thấy có sự thỏa thuận ngầm, dù không trực tiếp nhưng hai bên đều hiểu rằng khi giao dịch thành công sẽ có quà, thì đó là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" theo Điều 364 và tội "Nhận hối lộ" theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên. 

Theo lời khai của nhân viên công ty Việt Á thì doanh nghiệp này đã chung chi số tiền rất lớn cho các cán bộ lãnh đạo các địa phương, đơn vị để được trúng thầu, bán vật tư y tế cho các đơn vị này. Bởi vậy từ các thông tin từ lời khai của các bị can, các chứng cứ về việc chuyển tiền, các giao dịch giữa các bên cơ quan điều tra sẽ từng bước làm rõ và sẽ có kết luận về sai phạm đồng thời xử lý đối với những người vi phạm theo quy định của pháp luật.

Cần làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế

Kết quả điều tra ban đầu của bộ công an cho thấy Có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời (theo Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 04/3/2020), cấp phép đăng ký lưu hành chính thức (theo Quyết định số 5071/QĐ-BYT ngày 04/12/22020) sản phẩm Kit xét nghiệm Covid- 19, việc hiệp thương giá sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai phạm của công ty Việt Á, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng của các kit test xét nghiệm này và cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực xảy ra ở một số địa phương. Bởi vậy trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ có mối liên hệ nào giữa bộ khoa học công nghệ, bộ y tế với doanh nghiệp này hay không để xử lý theo quy định của pháp luật.

Với một doanh nghiệp không có tên tuổi gì, số vốn không đáng kể nhưng trong một thời gian ngắn đã phát triển nhanh chóng, vươn "vòi" bán hàng đến 62 tỉnh thành trong cả nước, doanh thu đến 4000 tỷ thì đó là một kỳ tích bất thường của một doanh nghiệp ở Việt Nam.

Nếu không có sự hỗ trợ, giúp sức từ những người có chức vụ, quyền hạn, có uy tín thì một doanh nghiệp mới thành lập, mới hoạt động như vậy rất khó có thể có những mối liên hệ, phát triển nhanh chóng, thu lợi bất chính với số tiền đặc biệt lớn như vậy. 

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan điều tra là phải làm rõ có thể lực nào chống lưng cho doanh nghiệp này hay không, vì sao doanh nghiệp này lại có thể phát triển nhanh chóng và hành vi sai phạm xảy ra ở nhiều địa phương đến như vậy?

Đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế đối với chất lượng của vật tư y tế này, làm rõ hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra như thế nào, quy trình kiểm nghiệm, xét duyệt, công bố được thực hiện như thế nào, kết quả nghiên cứu ra sao, ai là người thụ hưởng thành quả nghiên cứu đó để có căn cứ xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thất thoát, thiệt hại đến tài sản của nhà nước thì cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

DUY ANH

Vụ Công ty Việt Á: Phải bồi thường thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp

[[SANGT2.4] ] Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp được sử dụng làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính

(LSVN) - Nghị định số 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa.

Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu: Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính; không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật; phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định.

Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau: Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp; thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng; dịch vụ bưu chính; kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; được yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.

Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu có trách nhiệm cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định cần liên hệ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp; hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.

Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu phải công khai địa chỉ trụ sở cơ quan, đơn vị, địa chỉ bưu chính, thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị mình để cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu; bố trí người thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu; bảo đảm bí mật các thông tin của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu; gửi văn bản thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp nếu cá nhân, tổ chức đó có yêu cầu.

Nghị định cũng nêu rõ không được lạm dụng việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu để chiếm giữ, sử dụng trái phép phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Bãi bỏ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

HÀ ANH

Trường hợp nào người vi phạm được bảo quản phương tiện giao thông vi phạm?

3. TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở kinh doanh massage, spa cần đáp ứng các tiêu chí nào để hoạt động trở lại?

(LSVN) - Tôi đang kinh doanh spa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Vừa qua, TP. Hồ Chí Minh có thông báo cho phép mở lại hoạt động đối với dịch vụ spa từ ngayg 10/01/2022. Vậy theo quy định hiện hành, tôi cần đáp ứng các tiêu chí nào để có thể hoạt động trở lại? Bạn đọc L.Q. hỏi.

Ảnh minh họa.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Bộ tiêu chí Đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh massage, spa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện để các spa hoạt động trở lại.

Theo đó, Bộ tiêu chí Đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh massage, spa tại TP. Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 4244/QĐ-BCĐ ngày 20/12/2021. Cụ thể, gồm có 10 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Cơ sở phải có đăng ký mã QR và tổ chức quét mã QR của người tham gia hoạt động tại cơ sở, thực hiện khai báo y tế đối với khách hàng và người làm việc.

- Đủ điều kiện: Đạt;

- Có người không đạt đủ điều kiện: Không đạt.

Tiêu chí 2: Nhân viên phục vụ đảm bảo (1) Là F0 đã khỏi bệnh; (2) Đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine; (3) Đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vaccine tiêm 2 mũi) và đã qua ít nhất 14 ngày sau tiêm; bắt buộc sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian làm việc và thay khẩu trang sau mỗi khách hàng, rửa tay sau mỗi lần phục vụ trong suốt thời gian làm việc hoặc khi cần thiết.

- 100% đủ điều kiện: Đạt;

- Có người không đạt đủ điều kiện: Không đạt.

Tiêu chí 3: Người đến sử dụng dịch vụ phải đảm bảo (1) Là F0 đã khỏi bệnh; (2) Đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine; (3) Đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vaccine tiêm 2 mũi) và đã qua ít nhất 14 ngày sau tiêm; (4) Có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Không đạt.

Tiêu chí 4: Công suất hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn tại Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Đảm bảo: Đạt;

- Không đảm bảo: Không đạt.

Tiêu chí 5: Kiểm tra thân nhiệt của khách sử dụng dịch vụ và nhân viên trước khi vào cơ sở làm việc mỗi ngày (nếu có dấu hiệu sốt thì không được vào cơ sở).

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ: Không đạt.

Tiêu chí 6: Bố trí khu vực rửa tay có xà phòng hoặc nước sát khuẩn cho khách/nhân viên sử dụng trước khi vào cơ sở và khi cần thiết.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ: Không đạt.

Tiêu chí 7: Đảm bảo mật độ tối thiểu 4m2/người và khoảng cách giữa 2 khách hàng tối thiểu 1m. Tăng cường thông khí phòng dịch vụ.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện: Không đạt.

Tiêu chí 8: Tổ chức vệ sinh khử khuẩn: Khử khuẩn giường, ghế và các vật dụng sau mỗi lần phục vụ khách hàng; Khử khuẩn định kỳ bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nhà vệ sinh,... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ: Không đạt.

Tiêu chí 9: Thực hiện truyền thông (bằng nhiều hình thức) phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ: Không đạt.

Tiêu chí 10: Đối với chủ cơ sở:

- Phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại cơ sở.

- Có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa tại cơ sở trong cùng một thời điểm (phải có bảng thông báo rõ tại cơ sở) và đảm bảo số lượng khách đến cơ sở trong cùng một thời điểm không được vượt quá số lượng đã thông báo.

- Thực hiện báo cáo phương án tổ chức kinh doanh và các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát.

- Có thực hiện: Đạt;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ: Không đạt.

Căn cứ vào cấp độ dịch do cơ quan có thẩm quyền công bố để cho phép các cơ sở hoạt động. Các cơ sở đạt tất cả các tiêu chí nêu trên thì đủ điều kiện hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, các cơ sở phải đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Thường xuyên kiểm tra định kỳ các tiêu chí, kịp thời khắc phục những tiêu chí chưa đảm bảo. Các cơ sở tự đánh giá tại Cổng thông tin an toàn Covid https://antoan-Covid.tphcm.gov.vn.

HẢI ANH

Tăng 10 lần mức phạt khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác từ 01/01/2022

4. Doanh nghiệp vận tải vi phạm chở quá tải bị phạt tới 150 triệu đồng

(LSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Đáng chú ý, với hành vi vi phạm xe chở quá tải, thay vì 5 mức phạt như trước đây, Nghị định mới quy định chỉ có 3 mức xử phạt, nhưng tăng nặng để răn đe.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, đối với hành vi chở quá tải, thay vì 5 mức xử phạt như hiện hành (10 - 20%, 20 - 50%, 50 - 100%, 100 - 150% và trên 150%) với mức phạt 1 - 16 triệu đồng, thì tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP chỉ còn 3 mức xử phạt hành vi chở quá tải gồm: từ 10 - 20%, 20 - 50% và trên 50%, với mức xử phạt lần lượt là 4 - 6 triệu đồng, 13 - 15 triệu đồng và 40 - 50 triệu đồng.

Chủ phương tiện có xe chở quá tải bị tăng mức phạt từ 18 - 75 triệu đồng đối với cá nhân và 36 - 150 triệu đồng đối với tổ chức, tương ứng với mức độ quá tải của xe.

Đối với hành vi chở quá số người quy định trên xe khách, Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử phạt đối với chủ xe là cá nhân, cơ quan chức năng quy định phạt tiền 1 - 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 40 triệu đồng như trước đây tăng lên thành không vượt quá 70 triệu đồng.

Đối với chủ xe là doanh nghiệp, phạt tiền 2 - 4 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 80 triệu như trước sẽ tăng lên không vượt quá 150 triệu đồng.

Với mức xử phạt như Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu một xe tải vừa vi phạm chở quá tải ở mức cao nhất, nếu lái xe và chủ xe là cá nhân, mức phạt lên đến trên 140 triệu đồng.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP tăng mạnh mức xử phạt mức 2 trở lên. Xe chở quá tải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, do đó cần xử phạt nặng để đảm bảo tính răn đe, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi với những vi phạm cố tình, gây hậu quả nghiêm trọng, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

MINH HIỀN

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị: Đã đảm bảo ‘độc lập’?

[SANGT2.5] 5. Sử dụng giấy phép lái xe quá hạn có thể bị phạt tới 12 triệu đồng

(LSVN) - Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã tăng mạnh mức phạt với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng, đồng thời rút ngắn thời hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng còn 03 tháng. Trong đó, người sử dụng Giấy phép lái xe quá hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10 - 12 triệu đồng.

Ảnh minh họa.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Trong đó, liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã tăng mạnh mức phạt với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng, đồng thời rút ngắn thời hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng còn 03 tháng.

Cụ thể, đối với hành vi để Giấy phép lái xe quá hạn, tại Nghị định 123, cơ quan chức năng chia làm 2 mức xử phạt.

Trong đó, người sử dụng Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt 5 - 7 triệu đồng. Người sử dụng Giấy phép lái xe quá hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10 - 12 triệu đồng.

Trước đây, theo điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng dưới 06 tháng chỉ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Trong trường hợp Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên thì mức phạt sẽ từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Nghị định cũng tăng mức xử phạt lên 1 - 2 triệu đồng đối với người lái xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà không có Giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép bị tẩy xóa.

Cơ quan chức năng cũng tăng mức phạt từ 3 - 4 triệu đồng hiện nay lên 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy trên 175 cm3, không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc tăng mức xử phạt trên nhằm ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình Giấy phép lái xe để chấp nhận nộp phạt thay vì bị tước Giấy phép lái xe.

TIẾN HƯNG

Hà Nội: Nhiều khu vực trung tâm cho phép hàng ăn, uống mở bán tại chỗ

(SÁNG NHẬP) - 6. Có thể tiêm mũi bổ sung bằng những vaccine nào khi đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell?

(LSVN) - Tôi đã tiêm hai liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell phòng Covid-19. Vậy, tôi có thể tiêm mũi bổ sung bằng những loại vaccine nào? Bạn đọc P.L. hỏi.

Ảnh minh họa.

Ngày 05/01/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có Công văn 18/VSDTTƯ-TCQG về việc sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm vaccine Vero Cell.

Theo hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm) phòng Covid-19 thì có thể sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA (như Pfizer hoặc Moderna) hoặc vaccine véc tơ virus (AstraZeneca) để tiêm liều bổ sung.

Theo đó, việc kết hợp này được căn cứ vào tính sẵn có của vaccine phòng Covid-19 tại các địa phương để sử dụng hiệu quả vaccine phòng Covid-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vaccine Vero Cell (Sinopharm); nhất là trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron.

Trước đó, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nên sử dụng cùng loại vaccine trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, khuyến cáo cập nhật ngày 16/12/2021 đã cho phép có thể sử dụng vaccine bất hoạt kết hợp với vaccine khác.

Cụ thể, vaccine Vero Cell (Sinopharm) có thể sử dụng kết hợp với vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca) hoặc vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna).

Để sử dụng hiệu quả vaccine phòng Covid-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vaccine Vero Cell (Sinopharm), căn cứ vào tính sẵn có của vaccine phòng Covid-19 tại địa phương, nhằm chủ động phòng chống dịch Covid-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccnine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo quy định.

HÀ ANH

Những vướng mắc trong áp dụng chế định phạt tù nhưng cho hưởng án treo

7. 

Admin