/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Tự do và an ninh cá nhân – Những thách thức trong xã hội hiện đại

Tự do và an ninh cá nhân – Những thách thức trong xã hội hiện đại

01/01/0001 00:00 |

LSVNO - Trong các quyền tự do bất diệt của nhân loại, trước hết phải nói đến tự do và an ninh cá nhân.

Tự do và an ninh cá nhân - thách thức từkhái niệm truyền thống

Quyền con người nói tóm gọn lại là tự do, nhưng đến nay vẫn có đến vài trăm cách hiểu khác nhau về tự do. Ngay từ năm 1939 ở Việt Nam, trên Báo Ngày nay số 169 ra ngày 08/7/1939 đã viết rằng “Tự do là một chữ bao hàm rất nhiều ý nghĩa, có thể gợi những tình cảm mãnh liệt và sự nhiệt thành hăng hái của quần chúng… “Sống tự do hay là chết’’, đó là lời thề của chiến sĩ cuộc cách mạng Pháp, đó là lời thề chung của những tâm hồn khí khái mong thoát ly ra ngoài vòng áp chế, nô lệ. Tự do là một lý tưởng đẹp đẽ của loài người, một ngôi sao dẫn đường cho nhân loại, cao quý và sáng láng, từ ở bên tây phương theo văn minh Âu châu đến chiếu rõi ngang cùng ngõ hẻm của Viễn đông, làm sôi nổi tâm can hàng ức triệu người đương chìm đắm trong giấc mê ngàn năm”. Bài báo này còn đánh giá tự do “có sức mạnh nghiêng thành đổ núi”. Trong thực tế phát triển văn minh nhân loại, từ khai sinh đến hiện đại, tự do xác định tư cách chủ thể của mỗi người, bản chất của mỗi chế độ xã hội, là nguồn cảm hứng sáng tạo to lớn và phát triển mạnh mẽ của mỗi con người và cộng đồng nhân loại.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong các quyền tự do bất diệt của nhân loại, trước hết phải nói đến tự do và an ninh cá nhân. Joseph Déjacque lần đầu tiên dùng thuật ngữ này trong lá thư gửi Proudhon năm 1857 đã gắn trực tiếp tự do với an ninh cá nhân, được dịch ra tiếng Anh là “libertarian”. Một số nhà tự do chủ nghĩa như Robert Nozick và Murray Rothbard xem quyền sống, tự do và tài sản là quyền tự nhiên của mỗi người, tự do tồn tại như là đương nhiên và mục đích cuối cùng của chính bản thân con người. Quan điểm về quyền tự nhiên của tự do cá nhân cũng thể hiện trong các tác phẩm của Thomas Hobbes, John Locke, Ayn Rand… Khái niệm tự do như là một lý tưởng chính trị từ cổ điển đến hiện đại đều được sử dụng với hàm ý tự do và an ninh cá nhân và hình thành chủ nghĩa tự do (liberalism). Lý tưởng này xuất phát từ thời khai sáng tại châu Âu và Mỹ, trong đó phải kể đến các học thuyết của John Locke, Montesquieu, Adam Smith, J.J.Russeau... và nhanh chóng lan rộng cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp. Họ cho rằng phải bảo vệ tự do bằng “khế ước xã hội” như là một quy tắc xã hội; họ đề xướng lý thuyết về quyền tài sản và quyền nhân thân, mỗi cá nhân “sở hữu” chính mình và sở hữu thành quả lao động của mình.

Để bảo vệ tự do, Montesquieu đã xây dựng quan điểm vềsự chia tách giữa chủ quyền nhân dân với quyền lực nhà nước, và đề xướng thuyết“tam quyền phân lập”, trong đó cơ chế kiềm chế - đối trọng và kiểm soátquyền lực là nguyên tắc của tổ chức quyền lực nhà nước. Họ chủ trương bảo vệ tựdo và an ninh cá nhân là mục tiêu chính của nhà nước. Lý thuyết này trở thànhcơ sở tư tưởng của tổ chức quyền lực chính trị ở hầu hết các quốc gia phươngtây và nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới cho đến ngày nay, mà bắt đầu lànước Mỹ. Tuy nhiên, chính chủ trương này về tự do và an ninh cá nhân cũng đang đứngtrước thách thức và bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự tranh chấp quyền lực và lạmquyền, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, di cư tự do,chủ nghĩa bảo hộ… và đặc biệt là phân hóa giàu nghèo trên thế giới chưa bao giờđến đỉnh như bây giờ.

Thách thức tự do và an ninh cá nhân về những quy định trongLuật Nhân quyền quốc tế

Tự do và an ninh cá nhân trong Luật Nhân quyền quốc tế được hiểu là mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân; nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền tự do và an ninh của mỗi người. Trong quan hệ với nhà nước, các quyền tự do và an ninh cá nhân được thể hiện cụ thể là: (i) không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ; (ii) không một cá nhân nào bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do rõ ràng, chính đáng và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định; (iii) bất kỳ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ; (iv) bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do; (v) việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại tòa án để xét xử vào bất kỳ khi nào và thi hành án nếu có tội; (vi) bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước tòa án, nhằm mục đích để tòa án đó có thể quy định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp; (vii) bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường. Các nội dung trên đây mặc dù đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế, trong chính sách và pháp luật của hầu khắp các quốc gia trên thế giới, nhưng tất cả đều đang gặp phải những thách thức về cách thức tổ chức quyền lực gắn với chủ quyền của mỗi quốc gia trong một thế giới đang chuyển đổi. Có những quốc gia đã bãi bỏ án tử hình, việc bắt bớ và khám xét theo một quy trình tố tụng khá chặt chẽ và minh bạch, nhưng có không ít quốc gia, việc bắt, giữ, khám xét người và sử dụng án tử hình còn rất dễ dàng và tùy tiện; có những quốc gia đang xem xét xóa bỏ hệ thống nhà tù (như Hà Lan) vì không có tù nhân, nhưng cũng có quốc gia đang muốn khôi phục lại án tử hình… Tự do và an ninh cá nhân đang bị thách thức bởi cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó bên cạnh xu hướng dân chủ hơn nhưng cũng có xu hướng ngược lại - tự do và an ninh cá nhân ngày càng bị bao vây nhiều hơn bởi quyền lực nhà nước.

Năm 1994, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)đưa ra khái niệm “An ninh con người” với định nghĩa: An ninh con người “là sựan toàn của con người trước những mối đe dọa kinh niên như nghèo đói, bệnh tật,đàn áp và những biến cố bất ngờ, bất lợi trong cuộc sống hằng ngày”. An ninhcon người gắn với an toàn cá nhân, an ninh con người bao hàm trong nó an ninhcá nhân. UNDP cho rằng phải bảo đảm an ninh con người trên bảy phương diện: anninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninhcá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị. Định nghĩa này của UNDP đãđược các cơ quan Liên hợp quốc và nhiều quốc gia tiếp nhận như một tư duy mớicó sức thuyết phục cao và có nhiều ý nghĩa. Con người đặt ở vị trí trung tâmcủa thời đại là quan điểm hoàn toàn đúng đắn. Thực hiện an ninh con người làbảo đảm vững chắc cho an ninh quốc gia, an ninh toàn cầu, đặc biệt là cho tự dovà an ninh cá nhân.

Thách thức từ ba giá trị chính của nềndân chủ trong xã hội hiện đại

Dưới giác độ xãhội thì tự do, bình đẳng và an ninh cho conngười là ba giá trị chính của nền dân chủ. Giá trị tự do phụ thuộc rất nhiềuvào trạng thái xã hội, văn hóa, chính sách và pháp luật, trình độ phát triểnkinh tế và mức sống hiện có. Giá trị bình đẳng là mọi người có cơ hội như nhautrong hưởng thụ quyền, không phân biệt gia đình xuất thân, tình trạng kinh tế giàuhay nghèo, màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, vị thế xã hội, sở thích… Giátrị an ninh con người là điều kiện tiên quyết để con người thực thi quyền tự do,mỗi cá nhân có quyền tự do phát biểu, gặp gỡ và di chuyển, bất khả xâm phạm vềnhà ở và cuộc sống riêng tư, sở hữu tài sản… Dân chủ là hình thức chính quyền,là mô hình xã hội cung cấp mức độ tối đa tự do cá nhân, mang lại cho mỗi cánhân nhiều nhất cơ hội hưởng thụ quyền con người trong suốt cuộc đời. Tháchthức của dân chủ trong xã hội hiện đại là phải hòa hợp và cân bằng giữa tự do,bình đẳng và an ninh cá nhân một cách hợp lý. Nếu tự do không có giới hạn pháplý là thể hiện sự tự do vô nguyên tắc, tự do của một người sẽ vi phạm đến tự docủa người khác và của cộng đồng, dẫn đến hậu quả là kẻ mạnh trấn áp kẻ yếu, mộtngười có thể tùy tiện chống lại tất cả người khác. An toàn xã hội bị phá vỡ thìan ninh cá nhân cũng không thể được bảo đảm. Đương nhiên không thể có sự antoàn tuyệt đối, và nếu có tồn tại an toàn tuyệt đối thì có nghĩa là không cònchút tự do nào. Vì vậy, tự do và an ninh cá nhân trong không ít trường hợp đãxảy ra xung đột, nhưng về tổng thể thì tự do và an ninh cá nhân luôn lấy nhaulà tiền đề và luôn bổ sung cho nhau. Xã hội thực hành dân chủ tốt nhất là xãhội bảo đảm cho người dân về cả về tự do và an ninh cá nhân, mọi người có quyềnbình đẳng trong những đòi hỏi về tự do và an toàn.

Tự do và an ninh cá nhân - thách thức từ bảo đảm quyềnriêng tư

Tự do và an ninh cá nhân còn đồng nghĩa, thể hiện ởquyền riêng tư. Quyền riêng tư được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện cũngchính là bảo đảm vững chắc nhất cho tự do và an ninh cá nhân. Nhận thức pháp lývề quyền riêng tư đã được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận khárõ ràng, khá đầy đủ. Tuy nhiên, thách thức hiện nay về quyền riêng tư dường nhưkhông còn nằm ở sự ghi nhận của pháp luật mà nằm ở bảo đảm thực thi quyền riêngtư trong thực tế. Điều 12 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) ghinhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêngtư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tíncủa cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và canthiệp như vậy”. Quy định nêu trên sauđó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự vàchính trị (ICCPR).

Năm2004, tổ chức Bảo mật Quốc tế và Trung tâm bảo mật thông tin điện tử đã đưa rakhái quát nội dung của quyền riêng tư với 4 nội dung chủ yếu: Một là, sự riêng tư về thông tin cánhân: bao gồm việc ban hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lýcác dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chínhquyền lưu trữ dữ liệu về công dân, còn được gọi là “bảo vệ dữ liệu”. Hai là, sự riêng tư về cơ thể, liên quanđến việc bảo vệ thân thể con người khỏi bị xâm hại bởi các hình thức như xétnghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể. Ba là, sự riêng tư về thông tin liênlạc, bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tửvà các hình thức truyền thông khác. Bốnlà, sự riêng tư về nơi cư trú, liên quan đến việc ban hành các giới hạn đốivới sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không giancông cộng, bao gồm cả việc tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm tragiấy tờ tùy thân.

Trong nhận thức về tự do vàan ninh cá nhân còn có khái niệm “quyềnđược bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân”, là khái niệm gần gũi nhất với khái niệm“quyền riêng tư” nhưng có một số khíacạnh khác biệt. “Quyền được bảo vệ bí mậtdữ liệu cá nhân” được hiểu là: quyền được sở hữu các thông tin cá nhân, yêucầu chủ thể nắm giữ thông tin chỉnh sửa thông tin cá nhân nhằm bảo đảm tínhtoàn vẹn, chính xác của thông tin cá nhân của mình; quyền cho phép bên thứ batiếp cận thông tin cá nhân của mình; quyền yêu cầu nhà nước, các tổ chức hoặcchủ thể khác có liên quan có các biện pháp bảo đảm tính bí mật của thông tin,ví dụ như vô danh hóa thông tin cá nhân,…; quyền yêu cầu chủ thể nắm giữ thôngtin bồi thường khi có hành vi xâm phạm thông tin trái pháp luật, gây thiệt hạicho cá nhân. Trong Bình luận chung số 16 của Ủy ban giám sát thựchiện ICCPR đã nêu rằng: “Với tất cả mọi người sống trong xã hội, việc bảo vệ bímật riêng tư chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, các nhà chức trách có thẩmquyền chỉ có quyền thu thập thông tin về đời tư của công dân khi những thôngtin đó là cần thiết để bảo đảm lợi ích của cộng đồng như được quy định trongCông ước”. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với tự do và an ninhcá nhân vì vấn đề “lợi ích cộng đồng” trong xã hội hiện đại càng ngày càng khóđịnh lượng và rất dễ bị lạm dụng. Để phòng ngừa sự lạm dụng, Điều 17ICCPR yêu cầu các trường hợp hạn chế quyền riêng tư phải được xác định rõ trongpháp luật quốc gia, phải dựa trên những lý do phù hợp, phải đượcngười có thẩm quyền đưa ra theo quy định của luật và căn cứ vào từng trường hợpcụ thể.

Thách thức tự do và an ninh cá nhân dưới giác độ quyềnvề sinh lý thể chất

Nhận thức pháp lý về quyền tự do và an ninh cá nhâncòn bao gồm các quyền liên quan đến sinh lý thể chất và giới tính. Cá nhân cóquyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luậtbảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Thách thứcnằm ở chỗ: sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường nhiều khi che lấp tínhnhân đạo, giá trị nhân văn và trách nhiệm xã hội giữa con người với con người. Nóicụ thể: khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa, ngườiphát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điềukiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất. Cơ sở khámbệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh kịp thờitheo quy định của pháp luật. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơthể người, thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thểngười, thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức cóthẩm quyền thực hiện. Ngay khi một người có cái chết bất thường thì quyền riêngtư của họ vẫn được bảo vệ. Việc khám nghiệm tử thi chỉ được thực hiện trong haitrường hợp sau: có quyết định của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh hoặc củacơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; khi có sự đồng ýcủa người đó trước khi chết hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặcngười giám hộ trong trường hợp không có ý kiến của người đó trước khi chết. Ngàynay, quyền chuyển đổi giới tính cũng bắt đầu được nhiều quốc gia xem làquyền riêng tư của người chuyển giới. Việc xác định lại giới tính củamột người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tậtbẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằmxác định rõ giới tính. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính cóquyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộtịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại. Tất cả cácgiá trị nhân văn, nhân đạo cao cả trên đây nhiều khi bị lượng giá bởi đồngtiền, không có tiền thì sức khỏe thể chất không thể được chăm sóc, bảo quảnxứng đáng.

Tự do và an ninh cá nhân trong pháp luật Việt Nam hiện nay

Chương 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền công dân đã xác định khá đầy đủ các quyền riêng tư của con người và các quyền, tự do an ninh cá nhân. Điều 21 và Điều 22 Hiến pháp quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Điều 22 quy định công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định. Điều 24 Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Điều 32 Hiến pháp quy định mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai…, nếu có trưng mua hoặc trưng dụng thì Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân theo giá thị trường. Điều 36 Hiến pháp quy định nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Điều 38 Hiến pháp quy định mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng...

Nhận thức về tựdo và an ninh cá nhân trong pháp luật Việt Nam không chỉ thể hiện trong Hiếnpháp mà còn thể hiện trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều luật chuyênngành khác. Về nhận thức pháp lý, các quyền nhân thân cũng chính là các quyềnriêng tư vì gắn với từng người, mang thuộc tính riêng tư. Bộ luật Dân sự 2015dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân, theođó quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyểngiao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định. Đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luậtbảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đờisống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình phải được người và gia đình đó đồng ý.Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự,nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín còn có thểđược thực hiện sau khi cá nhân chết, theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thànhniên.

Thực tế cho thấy, để bảo đảm tự do và an ninh cá nhânthì quyền riêng tư có liên quan nhiều tới việc sử dụng hình ảnh cá nhân, vì thếviệc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người có hình ảnh đó đồng ý. Nếu sửdụng hình ảnh cá nhân vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người cóhình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo Điều 32 Bộ luật Dânsự, người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm,cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sửdụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, luật dân sự cũng có quy địnhvề những trường hợp không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đạidiện theo pháp luật của người có hình ảnh mà vẫn được sử dụng, bao gồm: hìnhảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạtđộng thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, phỏng vấn, họp báo, hình ảnh đượcsử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng… và các sinh hoạt cộngđồng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh,không vi phạm bản quyền. Mặc dù đã được ghi nhận khá rõ ràng và đầy đủ trongHiến pháp và pháp luật Việt Nam, nhưng những thách thức về tự do và an ninh cánhân không còn chủ yếu ở lập pháp, chờ đợi đang nằm ở những điều kiện bảo đảmthực hiện trong thực tiễn.

Một số vấn đề khác mang tính thời sự cao

Trong thế giới ngày nay, mặc dù tự do, an ninh cá nhânvà quyền riêng tư của mỗi người đã được xác định khá đầy đủ và hiện đại trong luậtpháp quốc tế, trong hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia, nhưng việc thựchiện quyền riêng tư trong thực tế vẫn đang gặp rất nhiều thách thức, vừa cơ bảnvừa có tính thời sự cao, đặc biệt trong hoàn cảnh mạng công nghệ hiện đại.Trong thế giới sôi động mạng xã hội, các nhà mạng di động tung ra dịch vụ chophép các thuê bao của mạng này biết được vị trí người khác cùng thuê bao quatin nhắn SMS đã làm nhiều người đang lo ngạidịch vụ này hoàn toàn có thể bị lợi dụng để xâm phạm đời tư, theo dõi quyền tự do đi lại, cư trú của mỗi người, canthiệp sâu vào đời sống vật chất và tinh thần riêng biệt của mỗi người. Cùng với mặt tiến bộ và tích cựctrong phát triển mạng xã hội, công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo là các tháchthức bởi tác động tiêu cực, xúc phạm đời tư, đe dọa sự tồn tại của tự do và anninh cá nhân. Có một thực tế là cư dân mạng xã hội càng tò mò về cuộc sống củanhững người nổi tiếng thì cuộc sống riêng tư và nhân thân của họ càng bị soimói nhiều hơn. Các nhà lập pháp và mỗi công dân dù nổi tiếng hay không đều đangđứng trước những thách thức về cách ứng xử với tự do, an ninh cá nhân và quyềnriêng tư. Cùng với việc sử dụng mạng xã hội để thu hút sự chú ý hoặc có cơ hộinổi tiếng theo kiểu scandal thì cũng có một số giới săn tin vì những mục tiêuchính trị hoặc kinh tế, thương mại. Họ sẵn sàng trả tiền rất cao cho nhữngthông tin, những video hoặc hình ảnh trực tiếp vi phạm quyền riêng tư và tự do,an ninh cá nhân. Đó là chưa kể tự do, an ninh cá nhân và các quyền riêng tư bịxúc phạm trong lĩnh vực hành chính, tư pháp: việc bắt giữ người và tra tấn,đánh đập hành hung trái pháp luật, việc đặt ra và thực hiện các chính sách vềđầu tư và công nghệ mới chỉ thuận tiện cho quản lý hoặc “lợi ích nhóm” mà bấtlợi cho tự do và an ninh cá nhân, các hành động khác xúc phạm nghiêm trọng đếnquyền riêng tư của mỗi người. Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máytính (VNCERT) thì năm 2016 đã có tổng cộng khoảng 145 nghìn cuộc tiến công mạngkhác nhau nhằm vào hệ thống thông tin mạng của Việt Nam với ba loại hình tiếncông chính là: lừa đảo, mã độc và thay đổi giao diện, gây thiệt hại tới hơn10.400 tỷ đồng.Tháng 7/2016 đã xảy ra vụ tiến công vào hệ thống mạng của Hàngkhông Việt Nam theo hình thức APT (tiến công có chủ đích) làm ảnh hưởng hơn 100chuyến bay, đồng thời làm rò rỉ dữ liệu an ninh cá nhân của hơn 400.000 tàikhoản khách hàng thường xuyên của hãng. Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánhcắp công nghệ và bản quyền trên internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệpmạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Môi trường internet  bị lợi dụng để tán phát thông tin bịa đặt,không kiểm chứng, độc hại nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, để hoạt độngkhủng bố, phá hoại… hoạt động tội phạm mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, nguyhiểm với mức độ thiệt hại ngày càng tăng là thách thức trực tiếp đối với tự dovà an ninh cá nhân trong xã hội hiện đại. Mặt khác, một nghịch lý thực tế đang diễn ra: có những người tìm mọicách để có được, để bảo vệ, bưng bít các đặc quyền riêng của bản thân họ thìlại chính là những người không tôn trọng tự do, an ninh cá nhân và quyền riêngtư của người khác nhiều nhất. Điển hình cho hiện tượng này là các vụ việc cóliên quan trực tiếp đến lạm dụng quyền lực, độc tài và tham nhũng. Công nghệhiện đại cho phép mỗi người có đầy đủ các phương tiện hữu hiệu để bảo vệ quyềnriêng tư của mình, đặt mật khẩu kỹ lưỡng cho đủ các loại tài khoản và giaotiếp, lắp khóa cửa tự động, nhận dạng khuôn mặt hoăc vân tay cẩn thận phòng ngủ,nơi ở, phòng tắm, két sắt…, ứng dụng công nghệ điều khiển và theo dõi từ xa,trang bị robot chuyên dụng, thực hiện các giao tiếp bí mật bằng công nghệ… đểngăn chặn người khác xâm phạm không gian riêng tư của mình, đồng thời sử dụngchính những công nghệ ấy để biết được ở người khác những điều mà họ không muốnngười khác biết về mình, sẵn sàng và tìm mọi cách để xâm phạm tự do và an ninhcá nhân của người khác. Tôn trọng tự do, an ninh cá nhân và quyền riêng tư trongxã hội hiện đại, vì thế không chỉ là khái niệm pháp lý mà còn là phạm trù đạođức.

Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người chính là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tự do và an ninh cá nhân và ngược lại, bảo đảm quyền tự do và an ninh cá nhân là cốt lõi của quyền con người. Trong xã hội hiện đại, bảo đảm tự do và an ninh cá nhân là văn hóa, là văn minh, là ứng xử nhân văn giữa người với người, giữa nhà nước và công dân. Mặc dù đang đứng trước nhiều thách thức mới, tự do và an ninh cá nhân không chỉ là tư tưởng chính sách và pháp luật mà quan trọng hơn, phải vượt qua thách thức để thực thi có kết quả trong cuộc sống, trong từng quốc gia, từng khu vực và toàn cầu.

                                                      PGS. TS. LS. Chu Hồng Thanh