/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Phân tích - Nghiên cứu
Bàn về quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự

Bàn về quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như hoạt động quyết định hình phạt trong tố tụng hình sự nói riêng. Tuy nhiên, điều luật này còn dẫn đến những cách nhìn nhận khác nhau khi áp dụng pháp luật.
So sánh một số quy định pháp luật về quỹ tín thác bất động sản (REITs) tại các quốc gia và đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam
So sánh một số quy định pháp luật về quỹ tín thác bất động sản (REITs) tại các quốc gia và đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Quỹ tín thác bất động sản (REITs) cung cấp cơ chế cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường bất động sản thương mại mà không cần sở hữu trực tiếp. Bài viết phân tích chi tiết về khung pháp lý điều chỉnh REITs tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Pháp, Singapore và Nhật Bản; các yêu cầu pháp lý cụ thể và tác động của chúng đối với tính minh bạch thị trường, bảo vệ nhà đầu tư và sự ổn định của ngành; gợi ý một số giải pháp nhằm tối ưu hóa các quy định về REITs ở Việt Nam.

Tội “Làm nhục người khác”: Một số bất cập và kiến nghị
Tội “Làm nhục người khác”: Một số bất cập và kiến nghị

(LSVN) - Hiện nay, trong thời đại công nghệ phát triển, các hành vi nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác ngày càng mở rộng về phạm vi và phương thức trên không gian mạng, mạng xã hội, các hội nhóm và việc sử dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông để phạm tội khó xử lý và giải quyết hậu quả hơn so với các hình thức truyền thông trước đây. Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện với lỗi cố ý được quy định là một tội danh trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) tại Điều 155.

Một số vấn đề về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Tình trạng vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến, một trong những giải pháp được đưa ra cho tình trạng này là cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một chính sách phù hợp với sự phát triển và hiện thực xã hội, nhưng để thực hiện tốt chính sách này lại là vấn đề rất phức tạp. Điều quan trọng là phải hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan, trong đó không thể không quy định các điều kiện để mang thai hộ. Tác giả thông qua việc phân tích các quy định về điều kiện mang thai hộ, làm rõ các hạn chế, bất cập và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

Bất cập quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ
Bất cập quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ

(LSVN) - Người phụ nữ tham gia vào quan hệ lao động không chỉ tạo ra thu nhập phục vụ lợi ích cho bản thân mà còn phục vụ nhu cầu lợi ích của gia đình người lao động nữ. Tuy nhiên, do đặc thù về giới, thể trạng, tâm lý, bảo vệ chức năng duy trì nòi giống và chức năng làm mẹ nên pháp luật có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ so với người lao động nam. Đồng thời, pháp luật lao động hiện nay quy định về bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn áp dụng. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động là điều cần thiết.

Bàn về quy định trả lại tài sản, sữa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi
Bàn về quy định trả lại tài sản, sữa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi

(LSVN) - Biện pháp tư pháp hình sự là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. Về bản chất pháp lý hình sự, các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt nhưng lại là biện pháp tư pháp hình sự được BLHS quy định để có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Sự cần thiết của các biện pháp tư pháp hình sự thể hiện ở chỗ khi được áp dụng, chúng có khả năng tác động hỗ trợ hình phạt đối với người phạm tội hoặc trong nhiều trường hợp chúng có thể thay thế hình phạt giúp cho việc xử lý triệt để người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự
Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - "Gây rối trật tự công cộng" là hành vi cố ý gây mất ổn định, tổ chức, kỷ luật nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, có thể gây thiệt hại trật tự công cộng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Phân biệt tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' với tội 'Lạm quyền trong khi thi hành công vụ'
Phân biệt tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' với tội 'Lạm quyền trong khi thi hành công vụ'

(LSVN) - Theo Điều 356 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Còn Điều 357 BLHS năm 2015 quy định, tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phát triển lực lượng phòng cháy và chữa cháy tình nguyện: Những vấn đề đặt ra
Phát triển lực lượng phòng cháy và chữa cháy tình nguyện: Những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Trước sự gia tăng của các vụ cháy, nổ trong thời gian gần đây, việc phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của cả xã hội là nội dung quan trọng và cần thiết. Bài viết tập trung nghiên cứu và chỉ ra một trong những nội dung xã hội hóa công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) là phát triển đội ngũ phòng cháy và chữa cháy tình nguyện. Đây là vấn đề nhiều nước trên thế giới đã triển khai và đạt hiệu quả tích cực. Việt Nam cũng đã triển khai nội dung công tác này, tuy nhiên, để phát triển hơn nữa cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, mô hình của các nước, từ đó áp dụng phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước.

Bàn về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của nguyên đơn
Bàn về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của nguyên đơn

(LSVN) - Qua thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung cho thấy số lượng vụ án được hoà giải thành chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Điều này cho thấy các thẩm phán đã có sự tập trung và làm tốt công tác hoà giải. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc phát sinh đó là vấn đề án phí mà các đương sự phải chịu trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Mặc dù pháp luật có quy định nhưng chưa thật sự rõ ràng từ đó thực tiễn vẫn còn nhận thức khác nhau, thậm chí là tranh luận xem ai phải chịu án phí trong trường hợp Toà án hoà giải thành.

Bàn về việc xử lý tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Bàn về việc xử lý tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

(LSVN) - Khi vay vốn của tổ chức tín dụng, ngoài việc thế chấp tài sản bảo đảm là đất đai, nhà xưởng, các chủ thể kinh doanh có thể dùng hàng hóa trong quá trình kinh doanh, sản xuất để làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên hiện nay, các vấn đề liên quan đến thế chấp hoặc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là hàng hóa luân chuyển trong sản xuất và kinh doanh vẫn chưa được quy định rõ ràng. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng không quy định việc đăng ký thế chấp đối với hàng hóa luân chuyển, nên trong thực tế, việc xử lý tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, có ý nghĩa quan trọng.

Tội 'Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại': Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện
Tội 'Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại': Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Pháp luật đã quy định về trường hợp mang thai hộ để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế các tranh chấp cho các bên khi thực hiện việc mang thai hộ. Để tránh những hành vi trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tốt đẹp này, pháp luật  hình sự đã có quy định về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại".

Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về chế định án treo
Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về chế định án treo

(LSVN) - Chế định án treo được quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) và được hướng dẫn theo Nghị quyết số 02/VBHN-TANDTC ngày 07/9/2022 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC). Theo đó, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù [1]. Qua áp dụng chế định này trên thực tế, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam

(LSVN) - Những năm qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử quốc tế nói riêng với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác nhau với đa dạng các môi trường giao dịch như website, sàn giao dịch điện tử hay thậm chí là mạng xã hội. Sự tác động của các công nghệ trong thời đại số đã ảnh hưởng không nhỏ tới các giao dịch thương mại điện tử quốc tế và cụ thể hơn là hợp đồng thương mại điện tử quốc tế. Bài viết tập trung phân tích những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam, thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như xu hướng hoàn thiện khung pháp lý trong thời gian tới.

Tội phạm mua bán người và các biện pháp trừng phạt theo Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Tội phạm mua bán người và các biện pháp trừng phạt theo Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

(LSVN) - Tội phạm mua bán người không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà còn là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho các nạn nhân và cộng đồng. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã có những quy định cụ thể nhằm xử lý loại tội phạm này. Bài viết này sẽ phân tích sâu vào mối liên hệ giữa các quy định trong Bộ luật Hình sự và các biện pháp trừng phạt đối với hành vi mua bán người, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm này.

Bàn về sự có mặt của người đại diện cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bàn về sự có mặt của người đại diện cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Với sự hội nhập nền kinh tế của các nước nói chung và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói riêng đã và đang là những động lực phát triển to lớn đưa đất nước. Bên cạnh đó, có những hạn chế mang lại nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển và nhiều vấn đề xã hội còn vướng mắc chưa được giải quyết, trong đó có đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề toàn xã hội phải quan tâm. Vì thế, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã kịp thời điều chỉnh và đã xây dựng một chương riêng biệt (chương XXVIII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có quy định về sự có mặt của người đại diện của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đổi mới tư duy lập pháp trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0: Xây dựng khung pháp lý linh hoạt và hiệu quả cho phát triển kinh tế số - Định hướng từ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Đổi mới tư duy lập pháp trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0: Xây dựng khung pháp lý linh hoạt và hiệu quả cho phát triển kinh tế số - Định hướng từ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(LSVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: “Sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, mà còn tạo ra những yêu cầu mới đối với hệ thống pháp luật. Quốc hội và các cơ quan lập pháp phải đi đầu trong tư duy đổi mới, xây dựng các khung pháp lý linh hoạt để tạo động lực cho nền kinh tế số”. Lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ rõ rằng đổi mới tư duy lập pháp là yếu tố tiên quyết để khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển cho các lĩnh vực kinh tế mới nổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’
Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’

(LSVN) - Tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quản lý và sử dụng tài sản công cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quyết định chủ trương đầu tư; về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; về quyết định đầu tư chương trình, dự án; về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án gây hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất
Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất

(LSVN) - Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng trong tố tụng hình sự, được thực hiện bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền nhằm quản lý hành vi của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, một cá nhân hoặc tổ chức phải đưa ra giấy cam đoan để bảo đảm rằng bị can, bị cáo sẽ tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng, bao gồm việc có mặt theo các giấy triệu tập và không được phép bỏ trốn. Đồng thời, bảo lĩnh còn nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác có thể gây cản trở quá trình tố tụng.

Bài cuối: Cử tri và Nhân dân đồng hành cùng Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Bài cuối: Cử tri và Nhân dân đồng hành cùng Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LSVN) - Mối quan hệ gắn bó “máu - thịt” giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân với cử tri và Nhân dân ở đây là mối quan hệ có tính chất biện chứng. Trong đó, tất cả mọi hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều phải xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của đại đa số Nhân dân. Ngược lại, cử tri và Nhân dân cũng cần thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong việc đóng góp ý kiến, hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn.

Thuận lợi, khó khăn và giải đáp từ góc nhìn của người học tại trường Đại học Cần Thơ hiện nay
Thuận lợi, khó khăn và giải đáp từ góc nhìn của người học tại trường Đại học Cần Thơ hiện nay

(LSVN) - Hầu hết các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam hiện nay đều chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên ở bậc cử nhân. Từ góc nhìn của người học tại Trường Đại học Cần Thơ, việc đào tạo cử nhân luật có một số thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập cũng phần nào trở thành rào cản đối với sinh viên trong việc phát triển bản thân, nâng cao năng lực và tiếp cận tri thức. Bài viết phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo cử nhân tại Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo luật và khắc phục những khó khăn còn tồn tại qua góc nhìn của người học.

Bài 4: Sáng mãi người đại biểu của Nhân dân – cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài 4: Sáng mãi người đại biểu của Nhân dân – cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LSVN) - Với tâm huyết, sự quyết tâm, quyết liệt và tầm nhìn lãnh đạo của mình, dấu ấn mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại thể hiện rõ nét trong toàn diện các lĩnh vực chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo ở các cấp.

Bàn về người có quyền kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
Bàn về người có quyền kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

(LSVN) - Bản án, quyết định hình sự sơ thẩm sau khi tuyên, ban hành sẽ không có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo là một quyền được quy định cho các chủ thể nhất định để đề nghị cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm. Thẩm quyền kháng cáo được quy định cụ thể tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.

Một số vấn đề pháp lý khi giải quyết các vụ án giết người trong thực tiễn hiện nay
Một số vấn đề pháp lý khi giải quyết các vụ án giết người trong thực tiễn hiện nay

(LSVN) - Trong thực tiễn hiện nay khi giải quyết các vụ án hình sự về hành vi giết người, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất là trong vấn đề áp dụng Án lệ số 47/2021/AL để xử lý hành vi giết người chưa đạt, vấn đề pháp lý áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” và định tội danh đối với hành vi sử dụng bẫy điện diệt chuột làm chết người, gây thương tích cho người khác. Từ đó, đã gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Bài 3: Nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân
Bài 3: Nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân

(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định rất rõ về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội và trở thành cầu nối giữ mối quan hệ mật thiết bền vững giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Bài 2: Bài học “lấy dân làm gốc” trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Bài 2: Bài học “lấy dân làm gốc” trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LSVN) - “Lấy dân làm gốc” là bài học quý báu không chỉ được kiểm nghiệm trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mà còn là bài học chung trong đời sống chính trị ở tất cả các quốc gia trên thế giới xuyên suốt chiều dài lịch sử. “Lấy dân làm gốc” chính là yếu tố cốt lõi nhất và bền vững nhất để giai cấp lãnh đạo xã hội quy tụ đông đảo Nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc phục vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và đạt được các mục tiêu đã đề ra.