/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Phân tích - Nghiên cứu
Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: So sánh Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai 2024
Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: So sánh Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai 2024

(LSVN) - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi. Sau hơn 10 năm thi hành, các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong Luật Đất đai năm 2013 dần bộc lộ những hạn chế, khuyết thiếu, cần thiết phải sửa đổi các quy định này, hướng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi. Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật nói trên trong Luật Đất đai năm 2013; đồng thời có sự so sánh với những quy định mới trong Luật Đất đai năm 2024, từ đó đưa ra những góp ý nhằm hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.

Nghiên cứu quy định của Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) được áp dụng để bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực Trung Đông hiện nay
Nghiên cứu quy định của Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) được áp dụng để bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực Trung Đông hiện nay

(LSVN) - Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) đặt ra các nguyên tắc nhằm bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang, đặc biệt là ở Trung Đông. IHL phát triển từ Công ước Geneva (1949) và các Nghị định thư bổ sung (1977), với ba nguyên tắc chính: phân biệt, nhân đạo, và tỉ lệ. Các bên tham chiến phải phân biệt giữa dân thường và mục tiêu quân sự, cấm tấn công dân thường, và bảo đảm thiệt hại cho họ không vượt quá lợi ích quân sự. Tuy nhiên, việc thực thi IHL đối mặt nhiều thách thức như vi phạm, thiếu giám sát, và tình huống xung đột phức tạp, như tại Syria, Yemen và Palestine. Các biện pháp như khu vực an toàn, hành lang nhân đạo, và bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em) là cách thức cụ thể để bảo vệ dân thường, dù vẫn còn hạn chế trong thực tế.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát huy vai trò, vị thế nhà giáo và vấn đề đặt ra đối với Luật Nhà giáo
Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát huy vai trò, vị thế nhà giáo và vấn đề đặt ra đối với Luật Nhà giáo

(LSVN) - Tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là tinh thần “lập pháp chủ động” từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội khóa XV đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực để hoàn thành chương trình lập pháp đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần đó, tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024, Quốc hội đã điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó có việc bổ sung dự án Luật Nhà giáo.

Những vướng mắc khi giải quyết các vụ án về tội 'Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy'
Những vướng mắc khi giải quyết các vụ án về tội 'Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy'

(LSVN) - Tội phạm ma túy đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp trong thời gian qua. Trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án, cơ quan chức năng đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc khi xác định vật chứng, vai trò của các đối tượng phạm tội, cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án. Trong bài viết này, tác giả phân tích dấu hiệu pháp lý của tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Một số vấn đề xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Một số vấn đề xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

(LSVN) - Xóa án tích là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời, mặc dù với nhiều sửa đổi liên quan đến xóa án tích đối với người bị kết án như quy định các trường hợp bị kết án nhưng không có án tích, cách tính thời hạn xóa án tích cũng như thủ tục pháp lý thuận lợi hơn cho người bị kết án, nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Bài viết đi sâu phân tích những quy định hiện hành và thực tiễn thực hiện chế định xóa án tích, qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này.

Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đông về kinh tế biển xanh
Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đông về kinh tế biển xanh

(LSVN) - Phát triển kinh tế biển xanh (KTBX) - nền tảng để phát triển kinh tế biển một cách bền vững là mục tiêu quan trọng của Nghị quyết số 36- NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế biển gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Việc thực hiện Chiến lược này cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển từ nền kinh tế biển “nâu” sang kinh tế biển “xanh” - một yêu cầu thực tế, cấp thiết phù hợp với luật pháp quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững số 14 về biển và đại dương đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Để thực hiện thành công Chiến lược, thúc đẩy phát triển KTBX một cách bền vững cần triển khai thực hiện đồng bộ hàng loạt nhóm giải pháp, trong đó giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về KTBX được xem là một nhiệm vụ quan trọng đầu tiên và cơ bản đặt nền tảng cho thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Bài viết nghiên cứu về vai trò và giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về KTBX.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(LSVN) - Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. PBGDPL được xem là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách về tiếp cận pháp lý giữa đồng bằng, thành thị với những khu vực có điều kiện khó khăn, trong đó nổi bật là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bài viết tập trung làm rõ những tiền đề cơ bản nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác PBGDPL cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'
Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'

(LSVN) - Định tội danh và định khung hình phạt là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phòng, chống tội phạm. Việc định tội hay định khung hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", Bộ luật Hình sự (BLHS) đã thể hiện rõ bằng ngôn ngữ sử dụng để cố ý phân biệt rõ dấu hiệu mục đích “nhằm chiếm đoạt tài sản” với dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ…” trong Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng do có sự sai lầm trong nhận thức, nên ở một số vụ án, cơ quan chức năng đã vận dụng sai các tình tiết này, dẫn đến nguy cơ thực tế về sự bất lợi cho người phạm tội. Bài viết này chúng tôi dẫn chứng qua một số vụ án thực tiễn (tên các văn bản liên quan và tên của bị can, bị cáo đã được mã hoá để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội) nhằm thể hiện rõ thực trạng của vấn đề trên và nhấn mạnh tính cần thiết của việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Bất cập của thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cấp tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Bất cập của thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cấp tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

(LSVN) - Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất về cơ bản đã được quy định tương đối đầy đủ trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng thương mại còn gặp nhiều bất cập khi chưa được định nghĩa một cách cụ thể và thủ tục này còn mang nặng tính hình thức, chưa được thống nhất áp dụng chung, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sớm có giải pháp giải quyết vấn đề. Thông qua việc đánh giá thực trạng, phân tích những bất cập dựa trên minh chứng thực tiễn, bài nghiên cứu đã chỉ ra được một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế thủ tục thế chấp bị rườm rà, phức tạp đồng thời tăng cường sự minh bạch và tin cậy trong hoạt động tài chính.

Sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore
Sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore

(LSVN) - Hòa giải được hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính xét xử, mà ở đó các bên tranh chấp hoặc có các mâu thuẫn sử dụng sự giúp đỡ của bên thứ ba trung lập nỗ lực giải quyết các tranh chấp của họ. Singapore được xem là một trong những quốc gia có cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải rất phát triển trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore có một ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về hòa giải tại Việt Nam.

Bàn về quy định tiêu chuẩn chứng chỉ kỹ năng nghề mới cho giáo viên thực hành lái xe
Bàn về quy định tiêu chuẩn chứng chỉ kỹ năng nghề mới cho giáo viên thực hành lái xe

(LSVN) - Điều 15 Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực từ ngày 25/6/2024. Theo Thông tư này, một trong số các chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên dạy thực hành lái xe để dạy trình độ sơ cấp là giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc hạng cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian 03 năm trở lên kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp; Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Chúng tôi cho rằng đây là một quy định cần được thảo luận từ cả góc độ pháp luật giáo dục nghề nghiệp (GDNN) lẫn đào tạo lái xe (ĐTLX).

Quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Cần sửa đổi, bổ sung cho sát thực
Quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Cần sửa đổi, bổ sung cho sát thực

(LSVN) - Nhằm góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, bài viết đi sâu phân tích các quy định có liên quan đến thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Điều 33 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Từ đó, chỉ ra các bất cập còn đang tồn tại của chế định trên và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn pháp luật về trọng tài thương mại tại Việt Nam.

'Bình đẳng' trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý: Nội dung và ý nghĩa
'Bình đẳng' trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý: Nội dung và ý nghĩa

(LSVN) - “Bình đẳng” là một phạm trù khoa học được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học và cách tiếp cận khác nhau. Đây là khái niệm đa diện và có nội hàm giao thoa với các khái niệm như công bằng, công lý… Là một trong những quyền thiêng liêng và giá trị tiến bộ của xã hội dân chủ, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong đời sống xã hội và đời sống pháp lý. Là một trong những khát vọng, mục tiêu lớn của nhất của con người và xã hội, vấn đề bình đẳng cũng được các nhà tư tưởng quan tâm luận giải trong suốt chiều dài lịch sử tư tưởng, in dấu ấn sâu đậm trong dòng tư tưởng pháp luật tự nhiên và được hiện thực hóa trong thực tiễn chính trị pháp lý và mô hình Nhà nước pháp quyền hiện đại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản - Dễ mà khó
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản - Dễ mà khó

(LSVN) - Thời gian qua trên các địa bàn thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng xảy ra khá nhiều tranh chấp Hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng, thuê công trình giữa các chủ thể là cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Phương thức giải quyết tranh chấp rất đa dạng: Từ tự thương lượng, trung gian hoà giải đến khởi kiện ra Toà án, Trọng tài thương mại hoặc có trường hợp buộc phải chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu sách của đối tác. Thông thường, các tranh chấp sẽ là sự kiện phát sinh dẫn đến chấm dứt Hợp đồng, ít trường hợp đồng thuận chấm dứt khi có vi phạm của một bên, mà thường là đơn phương chấm dứt.

Vướng mắc khi chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Vướng mắc khi chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

(LSVN) - Đối với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, việc sử dụng đất chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau như Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công… Do có nhiều quy định khác nhau nên quá trình sử dụng của doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất. Nghiên cứu tập trung làm rõ những hạn chế, mâu thuẫn khi doanh nghiệp sau cổ phần hóa đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất, qua đó tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật có liên quan.

Thực trạng kiểm soát tài sản thu nhập ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
Thực trạng kiểm soát tài sản thu nhập ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện

(LSVN) - Kiểm soát tài sản, thu nhập (viết tắt là TSTN) là một trong những thành phần quan trọng trong xây dựng các giải pháp tổng thể phòng ngừa, chống tham nhũng được áp dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề này được thể hiện ở sự quyết tâm chính trị của Đảng, của Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng nói chung và trong kiểm soát TSTN nói riêng.

Bàn về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự
Bàn về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại các Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14. Sau khi có ý kiến của Viện trưởng VKSND Tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao Quyết nghị những nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo, việc tiếp tục xem xét, cân nhắc thêm một số một số quy định trong dự thảo  vẫn là việc làm rất cần thiết.

Xác định pháp luật giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh doanh, thương mại
Xác định pháp luật giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh doanh, thương mại

(LSVN) - Bài viết phân tích những quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại, nhằm giải quyết một tồn tại thực tế hiện nay là vẫn còn có cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng

(LSVN) - Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 (KDBĐS) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, có nhiều điểm mới được cho là sẽ tạo đà phát triển cho thị trường kinh doanh bất động sản (BĐS), đặc biệt là BĐS cho thuê. Sau rất nhiều năm phải “lách luật” cho hoạt động mua bán, cho thuê BĐS nghỉ dưỡng, thị trường kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng đang trông chờ vào những cơ chế, hành lang pháp lý mới của Luật KDBĐS 2023. Nhưng Luật KDBĐS 2023 liệu đã giải quyết được các nhu cầu thực tế của thị trường chưa và có cần các nhóm chính sách, quy định pháp luật cụ thể hơn để thúc đẩy hoạt động cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới? Bài tham luận sẽ tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý, vướng mắc, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho thuê condotel trong thực tiễn, từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách, hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho thuê condotel tại Việt Nam hiện nay.

Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng
Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế định thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được quy định tại Điều 66 Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015, mục 3 Chương III Luật Thi hành án hình sự năm 2019 nhằm thực hiện chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hướng dẫn áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP; Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp
Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp

(LSVN) - Quyết định hình phạt trong đồng phạm là một trường hợp đặc biệt có vai trò quan trọng trong xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) sự đối với các vụ án phạm tội có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện. Quyết định hình phạt đúng với mỗi người đồng phạm đảm bảo cho hình phạt thực hiện được mục đích đặt ra. Tuy nhiên, BLHS 2015 chưa có quy định cụ thể sự phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm và việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm với vai trò khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong việc áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công chứng ở Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công chứng ở Việt Nam

(LSVN) - Bài viết khái quát về hoạt động công chứng và thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam; nêu ra một số bất cập, hạn chế trong quản lý Nhà nước về công chứng và nguyên nhân; đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công chứng.

Nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao
Nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao

(LSVN) - Trong thời gian qua, tình trạng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội có diễn biến phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước thực trạng này, để góp phần phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định nguồn chứng cứ mới là dữ liệu điện tử. Bài viết làm rõ quy định về dữ liệu điện tử và những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành thu thập, đánh giá, sử dụng dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm có sử dụng công nghệ cao, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn chứng cứ này trong quá trình làm sáng tỏ vụ án.

Hiểu và áp dụng ESG trong doanh nghiệp một cách hiệu quả
Hiểu và áp dụng ESG trong doanh nghiệp một cách hiệu quả

(LSVN) - “ESG” là một khái niệm chỉ mới ra đời cách đây 20 năm, vào năm 2004 được Liên Hợp Quốc đưa vào báo cáo nghiên cứu và được công bố trên toàn thế giới “Who cares win” (tạm dịch Ai quan tâm, người đó thắng), nhưng nguyên tắc, tinh thần của ESG đã tồn tại ở cả thế kỷ trước đó. ESG thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững là điều mà không ai có thể phủ nhận nhưng không đồng nghĩa với việc áp dụng ESG lúc nào cũng mang lại thành công cho doanh nghiệp. Do đó, trong vấn đề áp dụng ESG, doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá và tham vấn chuyên gia để việc áp dụng phù hợp và đạt kết quả tốt. Bài viết mang đến một góc nhìn mang tính chia sẽ của tác giả đến các doanh nghiệp đang có kế hoạch dự kiến áp dụng ESG trong thời gian sắp tới.

Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Những nội dung mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản
Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Những nội dung mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản

(LSVN) - Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 mới được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản, khắc phục những điểm còn hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới sẽ còn nhiều khó khăn. Bài viết tập trung nghiên cứu để thấy rõ những mặt tích cực của các quy định sửa đổi, bổ sung, quy định mới cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc kinh doanh bất động thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 vào thực tiễn.

Áp dụng tội 'Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên đối với doanh nghiệp có hành vi khai thác khi chưa có quyết định cho thuê đất'
Áp dụng tội 'Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên đối với doanh nghiệp có hành vi khai thác khi chưa có quyết định cho thuê đất'

(LSVN) - Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và Luật Đất đai năm 2013, tổ chức hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, chưa có quyết định thuê đất nhưng vẫn tiến hành khai thác. Quá trình khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp này vẫn đóng đầy đủ thuế, phí cho Nhà nước. Thực tiễn xử lý đối với trường hợp này bởi các cơ quan quản lý Nhà nước và Tòa án vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

Một số quy định về chế độ chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Một số quy định về chế độ chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

(LSVN) - Công tác chính sách là nội dung có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, đối tượng chính sách và nhân dân…; bảo đảm cho cơ quan, đơn vị Quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Công tác chính sách có phạm vi rất rộng, nhiều đối tượng thực hiện…; tuy nhiên, phạm vi bài viết chỉ đề cập và làm rõ nội dung chế độ chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản có liên quan.

Một số hạn chế, bất cập của Luật Công chứng hiện hành và đề xuất hoàn thiện
Một số hạn chế, bất cập của Luật Công chứng hiện hành và đề xuất hoàn thiện

(LSVN) - Sau 10 năm thực hiện Luật Công chứng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018 (Luật Công chứng), tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực công chứng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công chứng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu quy phạm điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong đời sống xã hội. Bài viết tập trung phân tích những bất cập, hạn chế của Luật Công chứng hiện hành, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chứng trong thời gian tới.

Nhận diện và giải pháp, chống tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số
Nhận diện và giải pháp, chống tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số

(LSVN) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát triển kinh tế số gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, mô hình kinh tế chia sẻ đi cùng với việc tiềm ẩn nhiều hơn các rủi ro pháp lý, đặc biệt là tội phạm ngày càng trở nên tinh vi và tính chất nghiêm trọng hơn. Nhận diện các loại tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật biết, hiểu và cùng đưa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm, chỉ ra các thách thức đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đặc thù trong thời kỳ này, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các chủ thể khác tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu được hiệu quả, an toàn và bền vững.

Giá trị nhân quyền trong triết lý và đạo đức phật giáo
Giá trị nhân quyền trong triết lý và đạo đức phật giáo

(LSVN) - Phật giáo truyền thống đã không hề thảo luận rõ ràng về vấn đề nhân quyền và không hề ghi nhận thuật ngữ “nhân quyền” trong triết lý của mình. Tuy nhiên, triết lý và đạo đức đạo Phật thấm đẫm những tư tưởng nhân quyền và điều quan trọng là ngày nay các chức sắc và tín đồ Đạo Phật đều ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm và nội dung của Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền UDHR. Quan hệ giữa Phật giáo với nhân quyền, giữa triết lý và đạo đức của Đạo Phật với các giá trị của quyền con người không phải giờ đây mới lần đầu được thảo luận, nhưng là vấn đề còn nguyên tính thời sự cấp thiết, thực sự có ý nghĩa, rất cần được tiếp tục làm rõ.