(LSVN) - Cùng với tội phạm, hình phạt, thì trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, trọng tâm của khoa học hình sự. Bởi, khi giải quyết bất cứ vụ án hình sự nào cũng xoay quanh vấn đề xác định chính xác về trách nhiệm hình sự, khi đã xác định tội phạm, quyết định hình phạt hoặc không có tội phạm, qua đó bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, đúng tội, đúng pháp luật.
(LSVN) - Trong cơ cấu tội phạm hình sự hàng năm, trộm cắp tài sản là loại tội phạm có tỉ trọng cao với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Do vậy, hoạt động điều tra vụ án trộm cắp tài sản đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra (CQĐT) và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) để bảo đảm tính hiệu quả, kịp thời trong điều tra loại tội phạm này.
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian quyền sử dụng đất còn thời hạn, các bên có thể tiến hành các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp các chủ thể xác lập giao dịch ở thời điểm bất động sản không còn thời hạn sử dụng đất. Thực tiễn xét xử đối với loại giao dịch này trong thời gian qua còn có những quan điểm khác nhau và nhiều vấn đề cần bàn. Bài viết phân tích thực trạng này và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan.
(LSVN) - ESG là từ viết tắt của “Environment” – Môi trường, “Social” – Xã hội và “Governance” – Quản trị. Đây là một hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị mà khi được đưa vào áp dụng sẽ đưa doanh nghiệp vào khuôn khổ an toàn, hoạt động hiệu quả, hạn chế rủi ro, là thước đo để cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và bên liên quan khác của tổ chức, doanh nghiệp đánh giá tính bền vững, ổn định trong vận hành, hoạt động của chính tổ chức, doanh nghiệp (1).
(LSVN) - Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (gọi tắt là Liên hiệp Anh, hoặc nước Anh) là một trong những quốc gia có nền pháp lý lâu đời nhất trên thế giới (hơn 1.000 năm), với nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Tư pháp cũng không phải là ngoại lệ, cuộc cải cách tư pháp tại Anh đầu thế kỷ XXI đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử tư pháp của quốc gia này - đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự độc lập của cơ quan tư pháp, cùng với đó là sự hình thành của Tòa án Tối cao Liên hiệp Anh. Bài viết nghiên cứu những vấn đề về cải cách tư pháp tại Anh đầu thế kỷ XXI và đề xuất những gợi mở cho Việt Nam.
(LSVN) - Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, việc nhận diện bản chất, thủ đoạn, phương thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ “lợi ích nhóm” trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật là thực sự cần thiết. Bài viết phân tích những biểu hiện và tác động của lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện những hoạt động nói trên, qua đó gợi ý một số giải pháp về phòng, chống lợi ích nhóm trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Quyền sống là một quyền cơ bản và thiêng liêng của con người. Quyền sồng được thừa nhận và được ghi nhận chính thức trong các văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng…
(LSVN) - Tây Ban Nha là một nước theo hệ thống pháp luật civil law, hệ thống hình phạt có cấu trúc và các loại hình phạt đa dạng, có điểm tương đồng và khác biệt với hệ thống hình phạt Việt Nam. Để làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt này, bài viết tập trung phân tích, so sánh hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Tây Ban Nha trên một số khía cạnh. Qua đó đánh giá được những ưu, nhược điểm trong hệ thống hình phạt của từng quốc gia và gợi ý một số đề xuất để hoàn thiện hơn hệ thống hình phạt ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Mặc dù thừa nhận trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên BLHS năm 2015 cũng như các Bộ luật, luật có liên quan không quy định về trường hợp pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng quá trình giải quyết vụ án hình sự pháp nhân thương mại đó chấm dứt hoạt động như: tuyên bố giải thể, phá sản... thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) nữa hay không? Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tiễn áp dụng pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu cá nhân thực hiện hành vi phạm tội “chết” sẽ bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án tuỳ từng giai đoạn tố tụng, vậy pháp nhân khi chấm dứt hoạt động có được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo học viên, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội sau đó chấm dứt hoạt động. Vì nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ tạo tiền đề cho người khác mở pháp nhân thương mại mới, sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự rồi lại chấm dứt hoạt động để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) đã đặt ra các biện pháp ngăn chặn để hỗ trợ cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Những biện pháp ngăn chặn này một mặt có ý nghĩa tích cực vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, mặt khác là nếu không quy định một cách cụ thể, rõ ràng thì khi áp dụng các biện pháp này rất dễ vi phạm đến quyền con người. Các biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong BLTTHS năm 2015 đã thể hiện được vấn đề bảo đảm quyền con người, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập.
(LSVN) - Chính sách nhà ở xã hội là một chính sách được đặt ra để cung cấp nhà ở với mức giá hợp lý dành cho các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể sở hữu được một căn nhà ổn định để sinh sống, làm việc và học tập. Hiện nay, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã và đang được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở hiện hành cùng với Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và chặt chẽ. Bên cạnh việc phân tích và đánh giá các quy định hiện hành, bài viết có tham khảo pháp luật của một số nước nhằm góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nâng cao khả năng tiếp cận nhà ở xã hội đến với đúng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ này.
(LSVN) - Cổ đông là chủ sở hữu của số cổ phần đã góp vào công ty cổ phần và qua đó thực hiện quyền cổ đông trong hoạt động của công ty. Song song các quyền phát sinh từ việc sở hữu cổ phần, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, nếu cổ đông thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc xâm hại đến lợi ích của công ty hoặc bên thứ ba thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân của mình với những thiệt hại gây ra, trường hợp đó được gọi là ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn. Bài viết phân tích các vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, hệ thống hóa và đánh giá quy định về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
(LSVN) - Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), bài viết chỉ ra sự cần thiết của việc ghi nhận thêm yêu cầu thành lập đối với ban điều phối trong hợp đồng BCC, kiến nghị quy định quyền được ưu tiên biểu quyết của nhà đầu tư góp nhiều vốn, cũng như đề xuất thay đổi một số điều khoản còn mâu thuẫn trong pháp luật điều chỉnh chung cho quan hệ hợp đồng BCC.
(LSVN) - Năm 2023 vừa qua là một năm đầy biến động như suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh... Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn trước những tác động này. May mắn thay, với sự nỗ lực và đoàn kết, không ngừng chung tay của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đất nước ta đã thành công vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, ổn định nền kinh tế, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, không thể không kể đến hiệu quả trong xây dựng và triển khai những chính sách, pháp luật, cải cách hành chính của Nhà nước.
(LSVN) - Hoạt động nghiên cứu và quản lý hiện nay xuất hiện nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, nhà quản lý về thuật ngữ “hành chính công” và “hành chính nhà nước”. Cho đến nay, tranh luận này vẫn chưa có hồi kết. Để góp phần làm rõ các thuật ngữ trên, bài viết nêu và phân tích các yếu tố nội hàm cơ bản, sự trùng hợp và khác biệt của hai thuật ngữ, góp phần xác định, cụ thể hóa bản chất, nội dung, ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
(LSVN) - Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là nguyên tắc có tính chất nền tảng không chỉ của pháp luật tố tụng hình sự mà còn của toàn bộ nền tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Vì thế, nguyên tắc này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự mà ảnh hưởng của nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án, đến việc bảo đảm quyền con người. Bài viết này tập trung nghiên cứu các quan điểm, cũng như làm rõ những nội dung, vị trí, vai trò và mối liên hệ của nguyên tắc này với các vấn đề khác có liên quan.
(LSVN) – Để định hướng xử sự của các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự, với mục tiêu không chỉ ổn định mà còn khuyến khích các giao dịch dân sự ngày càng phát triển, pháp luật điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm cần thiết phải được hoàn thiện.
(LSVN) - Mặc dù hành lang pháp lý ngày càng vững chắc, nguyên tắc tranh tụng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, song hoạt động tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
(LSVN) - Bài viết khái quát về quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và phân tích một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành so với các Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây. Qua đó chỉ ra một số hạn chế của các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hiện quyền bào chữa và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định này.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được xây dựng dựa trên một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng hình sự đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để xác định sự thật khách quan của vụ án và bảo đảm tính công bằng tránh bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người không có tội. Mặc dù đã được ghi nhận là một nguyên tắc nhưng một số quy định để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, nhất là trong phần phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lại chưa thực sự hợp lý. Do vậy, bài viết tập trung phân tích và đưa ra kiến nghị để giải quyết vấn đề này.
(LSVN) - Nhằm mục tiêu phát triển án lệ trong trong việc giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết các vụ, việc dân sự nói riêng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật nêu trên vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, tạo ra một số khó khăn nhất định trong việc nâng cao vai trò của án lệ trong hoạt động tố tụng. Bài viết tập trung bàn về hoạt động tạo lập án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam trên cơ sở phân tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
(LSVN) – Vừa qua, vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội) đêm ngày 12/9/2023 không chỉ là ký ức đau buồn đối với gia đình của những người thiệt mạng mà còn là nỗi xót xa, ám ảnh đối với người dân Thủ đô Hà Nội và người dân trên cả nước. Nỗi đau sẽ không thể nguôi ngoai đối với những người ở lại, nhưng để những sự cố đáng tiếc tương tự không xảy ra, một trong những việc cần làm ngay là phải khắc phục những vấn đề bất cập đang còn tồn tại. Những vấn đề này không mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ, càng chưa bao giờ thực sự được quan tâm chú trọng cho đến khi thảm họa xảy ra.
(LSVN) - Tranh tụng trong tố tụng hình sự gắn với sự tồn tại của ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử. Trong đó, chức năng bào chữa cần được bình đẳng và cân bằng với hai chức năng còn lại. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm bất hợp lý. Thực tiễn cũng cho thấy việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng chưa được bảo đảm theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của người bào chữa là Luật sư.
(LSVN) - Thực hiện pháp luật là một trong những cơ chế để giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về thực hiện dân chủ ở nước ta trong thời gian qua, bài viết nêu ra một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới.
(LSVN) - Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật dân sự ở nước ta.
(LSVN) - Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ lao động, dữ liệu cá nhân người lao động được xử lý chủ yếu bởi doanh nghiệp. Theo quy định, xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan. Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân người lao động có thể được xem xét trong bốn giai đoạn chính của xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm: (i) trước khi thu thập; (ii) thu thập; (iii) lưu trữ; và (iv) xóa, hủy dữ liệu cá nhân.
(LSVN) - Trong môi trường kinh tế ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, quan hệ cho thuê lại lao động đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho cả người lao động và nhà sử dụng lao động, tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức đối với bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quan hệ cho thuê lại lao động thường xuyên xảy ra trong môi trường không rõ ràng, với hợp đồng lao động có thời hạn và không thời hạn, dẫn đến tình trạng mất quyền và quyền lợi của người lao động. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đảm bảo rằng người lao động vẫn được bảo vệ và có quyền lợi trong quan hệ này, đồng thời tạo ra môi trường lao động công bằng và bền vững. Bài viết này xuất phát từ sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mô hình cho thuê lại lao động đang ngày càng phát triển. Sự cân nhắc này có nguồn gốc từ các hiện tượng mất quyền và quyền lợi của người lao động, xảy ra do sự không rõ ràng trong hợp đồng, thiếu giám sát, và sự thiếu thận trọng trong việc thực thi pháp luật. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về việc cải thiện quy định pháp luật và biện pháp bảo vệ để đảm bảo quyền lợi của người lao động không bị thiệt hại trong quan hệ cho thuê lại lao động. Bài viết này nhằm mục đích khám phá và đánh giá vấn đề lao động cho thuê lại ở Việt Nam, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình hiện tại, những thách thức đối diện, và các giải pháp tiềm năng để cải thiện tình hình này. Bài viết này không chỉ tập trung vào việc hiểu rõ ngữ cảnh của lao động cho thuê lại mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tạo điều kiện làm việc tốt hơn và bảo vệ quyền của người lao động trong ngành này.
(LSVN) - Bài viết tập trung phân tích các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích thực trạng, một số vướng mắc tồn tại, bất cập trong việc thực hiện quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở và đưa ra những kiến nghị giúp cơ chế pháp lý rõ ràng và minh bạch để làm căn cứ xử lý tài sản trong trường hợp thế chấp, phát mại hoặc kê biên thi hành án, tạo thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch về nhà ở, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.
(LSVN) - Thời gian gần đây, những vụ vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán xảy ra khá nhiều, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do các quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh, mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các tội danh liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có tội “Thao túng thị trường chứng khoán” quy định tại Điều 211. Tuy nhiên, những quy định của điều luật này cũng như trong quá trình thực thi đã xuất hiện một số tồn tại, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu về tội danh này để từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan là rất cần thiết.
(LSVN) - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hay còn gọi là Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora), Công ước Washington (Washington Convention) là một hiệp ước đa phương nhằm mục đích bảo đảm việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, đồng thời đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 trên tổng số 184 quốc gia thành viên. Bài viết tập trung phân tích khía cạnh xây dựng pháp luật nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước và việc phối hợp triển khai của hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi Công ước CITES ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất hướng hoàn thiện khung pháp lý để thực thi hiệu quả Công ước này.