/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Phân tích - Nghiên cứu
Hoàn thiện một số quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Hoàn thiện một số quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được xây dựng dựa trên một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng hình sự đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để xác định sự thật khách quan của vụ án và bảo đảm tính công bằng tránh bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người không có tội. Mặc dù đã được ghi nhận là một nguyên tắc nhưng một số quy định để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, nhất là trong phần phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lại chưa thực sự hợp lý. Do vậy, bài viết tập trung phân tích và đưa ra kiến nghị để giải quyết vấn đề này.

Bàn luận về quy định pháp luật tạo lập án lệ trong giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam
Bàn luận về quy định pháp luật tạo lập án lệ trong giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam

(LSVN) - Nhằm mục tiêu phát triển án lệ trong trong việc giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết các vụ, việc dân sự nói riêng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật nêu trên vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, tạo ra một số khó khăn nhất định trong việc nâng cao vai trò của án lệ trong hoạt động tố tụng. Bài viết tập trung bàn về hoạt động tạo lập án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam trên cơ sở phân tích theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khắc phục lỗ hổng pháp lý đối với chung cư mini
Khắc phục lỗ hổng pháp lý đối với chung cư mini

(LSVN) – Vừa qua, vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội) đêm ngày 12/9/2023 không chỉ là ký ức đau buồn đối với gia đình của những người thiệt mạng mà còn là nỗi xót xa, ám ảnh đối với người dân Thủ đô Hà Nội và người dân trên cả nước. Nỗi đau sẽ không thể nguôi ngoai đối với những người ở lại, nhưng để những sự cố đáng tiếc tương tự không xảy ra, một trong những việc cần làm ngay là phải khắc phục những vấn đề bất cập đang còn tồn tại. Những vấn đề này không mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ, càng chưa bao giờ thực sự được quan tâm chú trọng cho đến khi thảm họa xảy ra.

Tranh tụng và Luật sư bào chữa trong các mô hình tố tụng hình sự
Tranh tụng và Luật sư bào chữa trong các mô hình tố tụng hình sự

(LSVN) - Tranh tụng trong tố tụng hình sự gắn với sự tồn tại của ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử. Trong đó, chức năng bào chữa cần được bình đẳng và cân bằng với hai chức năng còn lại. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm bất hợp lý. Thực tiễn cũng cho thấy việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng chưa được bảo đảm theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của người bào chữa là Luật sư.

Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội

(LSVN) - Thực hiện pháp luật là một trong những cơ chế để giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về thực hiện dân chủ ở nước ta trong thời gian qua, bài viết nêu ra một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới.

Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

(LSVN) - Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật dân sự ở nước ta.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động

(LSVN) - Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ lao động, dữ liệu cá nhân người lao động được xử lý chủ yếu bởi doanh nghiệp. Theo quy định, xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan. Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân người lao động có thể được xem xét trong bốn giai đoạn chính của xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm: (i) trước khi thu thập; (ii) thu thập; (iii) lưu trữ; và (iv) xóa, hủy dữ liệu cá nhân.

Bàn về vấn đề lao động cho thuê lại ở nước ta hiện nay
Bàn về vấn đề lao động cho thuê lại ở nước ta hiện nay

(LSVN) - Trong môi trường kinh tế ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, quan hệ cho thuê lại lao động đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho cả người lao động và nhà sử dụng lao động, tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức đối với bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quan hệ cho thuê lại lao động thường xuyên xảy ra trong môi trường không rõ ràng, với hợp đồng lao động có thời hạn và không thời hạn, dẫn đến tình trạng mất quyền và quyền lợi của người lao động. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đảm bảo rằng người lao động vẫn được bảo vệ và có quyền lợi trong quan hệ này, đồng thời tạo ra môi trường lao động công bằng và bền vững. Bài viết này xuất phát từ sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mô hình cho thuê lại lao động đang ngày càng phát triển. Sự cân nhắc này có nguồn gốc từ các hiện tượng mất quyền và quyền lợi của người lao động, xảy ra do sự không rõ ràng trong hợp đồng, thiếu giám sát, và sự thiếu thận trọng trong việc thực thi pháp luật. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về việc cải thiện quy định pháp luật và biện pháp bảo vệ để đảm bảo quyền lợi của người lao động không bị thiệt hại trong quan hệ cho thuê lại lao động. Bài viết này nhằm mục đích khám phá và đánh giá vấn đề lao động cho thuê lại ở Việt Nam, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình hiện tại, những thách thức đối diện, và các giải pháp tiềm năng để cải thiện tình hình này. Bài viết này không chỉ tập trung vào việc hiểu rõ ngữ cảnh của lao động cho thuê lại mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tạo điều kiện làm việc tốt hơn và bảo vệ quyền của người lao động trong ngành này.

Bình luận chuyên sâu các quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Bình luận chuyên sâu các quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

(LSVN) - Bài viết tập trung phân tích các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích thực trạng, một số vướng mắc tồn tại, bất cập trong việc thực hiện quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở và đưa ra những kiến nghị giúp cơ chế pháp lý rõ ràng và minh bạch để làm căn cứ xử lý tài sản trong trường hợp thế chấp, phát mại hoặc kê biên thi hành án, tạo thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch về nhà ở, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.

Tội “Thao túng thị trường chứng khoán”: Lý luận và thực tiễn
Tội “Thao túng thị trường chứng khoán”: Lý luận và thực tiễn

(LSVN) - Thời gian gần đây, những vụ vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán xảy ra khá nhiều, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do các quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh, mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các tội danh liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có tội “Thao túng thị trường chứng khoán” quy định tại Điều 211. Tuy nhiên, những quy định của điều luật này cũng như trong quá trình thực thi đã xuất hiện một số tồn tại, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu về tội danh này để từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan là rất cần thiết.

Nội luật hóa Công ước CITES tại Việt Nam: Những vấn đề cần hoàn thiện
Nội luật hóa Công ước CITES tại Việt Nam: Những vấn đề cần hoàn thiện

(LSVN) - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hay còn gọi là Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora), Công ước Washington (Washington Convention) là một hiệp ước đa phương nhằm mục đích bảo đảm việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, đồng thời đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 trên tổng số 184 quốc gia thành viên. Bài viết tập trung phân tích khía cạnh xây dựng pháp luật nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước và việc phối hợp triển khai của hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi Công ước CITES ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất hướng hoàn thiện khung pháp lý để thực thi hiệu quả Công ước này.

Người bào chữa trong tố tụng hình sự
Người bào chữa trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người

(LSVN) - Nhà nước Việt Nam kể từ ngày 02/9/1945 đến nay (1945-2023) trải qua 78 năm thử thách, được xác định là một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sự khác nhau căn bản và quan trọng nhất giữa nhà nước kiểu mới với tất cả các nhà nước trong lịch sử trước đó ở chỗ: các nhà nước trong lịch sử thì dân phục vụ nhà nước, còn nhà nước kiểu mới là nhà nước phục vụ nhân dân. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước “liêm chính, kiến thiết quốc gia và phục vụ nhân dân”(1); nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người. Bài viết đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung này.

Các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em
Các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em

(LSVN) - Bài viết trình bày khái quát về tình hình bạo lực trẻ em và các hình thức bạo lực trẻ em phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm bạo lực trẻ em ở cộng đồng; bạo lực trẻ em tại nơi giáo dưỡng; bạo lực trẻ em mang tính hệ thống. Đồng thời phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan khác.

Bàn về dịch vụ pháp lý đại diện của Luật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác
Bàn về dịch vụ pháp lý đại diện của Luật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác

(LSVN) - Bài viết bàn về dịch vụ pháp lý đại diện được cung cấp bởi tổ chức hành nghề luật sư/uật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác. Từ việc phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giao dịch, tác giả chỉ ra những điểm khác nhau cần phân biệt giữa hai loại dịch vụ có nhiều nét tương đồng được cung cấp bởi hai chủ thể khác nhau và ý nghĩa của việc phân biệt những điểm khác nhau đó.

Hương ước bảo vệ rừng và pháp luật về quản lý rừng bền vững
Hương ước bảo vệ rừng và pháp luật về quản lý rừng bền vững

(LSVN) - Quản lý rừng bền vững đặt ra như một yêu cầu cơ bản và bức thiết ở mỗi quốc gia để thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ môi trường nói chung bởi vì môi trường rừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và xanh môi trường sống của con người. Từ các yêu cầu của các Công ước quốc tế về bảo vệ rừng bền vững mà Việt Nam tham gia, các yêu cầu về quản lý rừng bền vững được triển khai ở Việt Nam và được trực tiếp thực thi bởi những người dân ở khu vực có rừng và được thể hiện cụ thể qua các hương ước quản lý rừng. Bài viết nêu các yêu cầu đặt ra từ các Công ước quốc tế về quản lý rừng bền vững, từ đó xem xét hiệu quả và thực tiễn bảo vệ rừng thông qua các hương ước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác và bảo vệ rừng bền vững.

Tác động của chuyển đổi số đến hoạt động lập đề nghị xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay
Tác động của chuyển đổi số đến hoạt động lập đề nghị xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0 với bối cảnh thế giới vừa trải qua dịch bệnh Covid-19 vừa là thách thức, lại vừa là cơ hội lớn cho hoạt động xây dựng luật ở nước ta hiện nay. Lập đề nghị - giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây dựng luật cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số này. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày về nhu cầu chuyển đổi số đối với hoạt động lập đề nghị xây dựng luật, bên cạnh đó bàn luận một vài ý kiến xoay quanh tác động của chuyển đổi số đến hoạt động này và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lập đề nghị xây dựng luật ở nước ta thời gian tới.

Một số đánh giá về tội ‘Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông’
Một số đánh giá về tội ‘Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông’

(LSVN) - Sự hình thành và phát triển của mạng máy tính, mạng viễn thông đã và đang chịu những tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trở lại những năm gần đây, khi mà trình độ kiến thức ngày càng được nâng cao thì nhu cầu được tiếp cận thông tin từ khắp mọi nơi trên thế giới là vô cùng cần thiết. Chỉ cần kết nối Internet, mọi người đã có thể gắn kết với nhau một cách dễ dàng. Từ đó, mà mạng máy tính, mạng viễn thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích của nó, mạng máy tính, mạng viễn thông cũng đem lại khá nhiều tác hại tiêu cực đáng lo ngại.

Thách thức của trí tuệ nhân tạo với ‘quyền được lãng quên’ và một số khuyến nghị cho pháp luật Việt Nam
Thách thức của trí tuệ nhân tạo với ‘quyền được lãng quên’ và một số khuyến nghị cho pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Trí tuệ nhân tạo (sau đây gọi là AI) đang phát triển nhanh chóng và tinh vi hơn mỗi ngày. Các chuyên gia an ninh mạng phải bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ cho những cách thức mà AI sẽ thay đổi bối cảnh an ninh mạng, ảnh hướng đến quá trình phát triển của “quyền được lãng quên”. Cơ hội để tăng cường bảo mật cũng có khi đi kèm với những khó khăn cần phải được chú tâm. Những thách thức được đặt ra về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân nói chung và “quyền được lãng quên” trong kỷ nguyên số nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy, Việt Nam cần bổ sung những biện pháp pháp lý cần thiết, kỹ thuật phù hợp, một mặt bảo vệ “quyền được lãng quên”, một mặt cân bằng với nhu cầu thông tin phát triển và sự quan tâm của công chúng. Bài viết phân tích những ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo với quyền được lãng quên và một số khuyến nghị cho pháp luật Việt Nam hiện nay về lĩnh vực này.

Quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(LSVN) - Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải gánh chịu, được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), được thể hiện bằng việc bị áp dụng hình phạt trong bản án kết tội của Tòa án, và có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khác do BLHS quy định. TNHS đối với các tội phạm tham nhũng (CTPTN) cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý, là nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được quy định trong BLHS là tội phạm tham nhũng.

Hoàn thiện một số quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hoàn thiện một số quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp

(LSVN) - Chương XXIV Bộ luật Hình sự hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đang còn nhiều bất cập về từ ngữ, khái niệm về các hành vi… Những hạn chế, thiếu sót này sẽ dẫn đến sự thiếu thống nhất trong xử lý các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp và phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý các tội này. Bài viết nêu ra những bất cập trong từng điều luật cụ thể và đề xuất hướng chỉnh sửa, thay đổi để những quy định này được hoàn thiện hơn.

Hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người tham gia tố tụng là bị hại
Hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người tham gia tố tụng là bị hại

(LSVN) - Người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định và làm rõ sự thật khách quan của vụ án bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Theo quy định tại Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 20 nhóm đối tượng được xác định là người tham gia tố tụng, tùy từng giai đoạn tố tụng hình sự, những người tham gia tố tụng có quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau. Trong thực tiễn hoạt động xét xử việc xác định tư cách người tham gia tố tụng giữa nguyên đơn dân sự với bị hại, giữa người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong một số trường hợp rất khó xác định được chuẩn xác vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau.

Thực tiễn thực hiện ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự
Thực tiễn thực hiện ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự

(LSVN) – Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta đã đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân - một trong những đòi hỏi tất yếu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với nhiều quy định mới, trong đó có quy định về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự.

Pháp luật các nước về ngoại lệ đối với quyền tác giả dành cho thư viện và những thách thức mới
Pháp luật các nước về ngoại lệ đối với quyền tác giả dành cho thư viện và những thách thức mới

(LSVN) - Đi cùng với xu hướng số hóa, việc xây dựng thư viện số - bộ sưu tập số ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng lưu trữ thông tin lớn và sự thuận tiện cho cả công tác quản lý lẫn người sử dụng. Tuy nhiên, sự ràng buộc về bản quyền tác giả là một rào cản không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và vận hành thư viện số. Theo đó, mở rộng các ngoại lệ đối với quyền tác giả nhằm đảm bảo tự do, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trên cơ sở khai thác dữ liệu lớn là một nhu cầu tất yếu. Trong bài viết này, tác giả phân tích pháp luật nước ngoài về ngoại lệ đối với quyền tác giả trong hoạt động thư viện và đưa ra một số thách thức mới trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện ở Việt Nam hiện nay.

Xác định giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
Xác định giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

(LSVN) -  Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức giúp Nhà nước huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Đấu giá đất tạo ra cạnh tranh lành mạnh giữa những người tham gia đấu giá, tạo cơ sở cho sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản; góp phần tạo lập sự ổn định, minh bạch, công bằng trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất. Bài viết phân tích những quy định liên quan đến việc xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất cũng như một số bất cập khi áp dụng những quy định này trên thực tiễn. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Thực hành quản trị nhà nước tốt để phòng, chống tham nhũng
Thực hành quản trị nhà nước tốt để phòng, chống tham nhũng

(LSVN) - Thực hành quản trị nhà nước tốt là một trong những xu thế phổ biến và tất yếu trong xã hội đương đại, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và đội ngũ thực thi công vụ. Đặc biệt, các nguyên tắc của quản trị nhà nước tốt còn có liên hệ mật thiết với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay. Bài viết làm rõ bản chất của tham nhũng, vai trò của thực hành quản trị nhà nước tốt trong mối liên hệ với phòng, chống tham nhũng. Từ đó đề xuất, kiến nghị một số nội dung có liên quan.

Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng
Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng

(LSVN) - Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước là quy luật khách quan, cơ sở cho việc phòng chống tham nhũng và phải được quy định trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Bài viết phân tích cơ sở lý luận của mối quan hệ này và những biểu hiện qua các quy định hiến pháp của một số quốc gia phát triển và của Việt Nam.

Định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp: Từ luật thực định đến thực tiễn áp dụng
Định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp: Từ luật thực định đến thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Định giá tài sản góp vốn là việc đánh giá giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm nhất định phù hợp với thị trường theo những tiêu chuẩn và phương pháp nhất định. Việc định giá tài sản góp vốn nhằm xác định chính xác giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm định giá. Đây là cơ sở phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông cũng như đảm bảo trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp (DN).

Hợp đồng đặt cọc có bị vô hiệu theo hợp đồng chính
Hợp đồng đặt cọc có bị vô hiệu theo hợp đồng chính

(LSVN) - Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng đặt cọc phát sinh trường hợp các bên đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng tại thời điểm đặt cọc, thửa đất đó đang có tranh chấp, thậm chí chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này, hợp đồng đặt cọc vô hiệu hay vẫn có hiệu lực pháp luật? Thực tiễn xét xử hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây là một vụ án đã được các Tòa án xét xử.