(LSVN) - Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhưng Luật sư, trong phần lớn hoạt động hành nghề, thực hiện sứ mệnh của mình thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Những vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư chủ yếu liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Do vậy, khắc phục những vi phạm liên quan đến đạo đức hành nghề thì cần giải quyết vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau.
(LSVN) - Từ ngày 15/11/2024, Luật sư có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
(LSVN) - Xây dựng đội ngũ Luật sư tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; có ý thức phấn đấu tranh, đóng góp xây dựng và phát triển của đất nước; có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp nhuần nhuyễn là yếu tố cốt lõi tạo nên chất lượng, giá trị, bản lĩnh của đội ngũ Luật sư Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đưa ra kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này.
(LSVN) - Dịp cao điểm cuối năm, việc tổ chức ăn mừng mùa lễ hội dịp Tết Nguyên đán diễn ra nhiều nơi, tình trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Điều này vi phạm quy định pháp luật cũng như gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng cho chính bản thân, gia đình và người khác.
(LSVN) – Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?
(LSVN) - Nguyên đơn thuê Luật sư bảo vệ cho mình trong vụ án dân sự, tại cấp sơ thẩm nguyên đơn bị bác yêu cầu khởi kiện. Tại cấp phúc thẩm, nguyên đơn tiếp tục thuê một Luật sư khác bảo vệ cho mình và được Tòa án cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Vậy phải chăng Luật sư tham gia tại cấp sơ thẩm trong vụ án này đã không bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng được quy định tại Quy tắc 5, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Luật sư A nhận thực hiện mọi vụ, việc theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên thực tế, vụ, việc nào không giải quyết được thì Luật sư A chuyển giao hoặc thuê lại Luật sư khác làm thay. Vậy, theo quy định, Luật sư có được chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho Luật sư khác làm thay không?
(LSVN) - Tôi là Luật sư, hiện đang có một số vướng mắc, thắc mắc liên quan cách hiểu tình trạng “Xung đột lợi ích” theo Quy tắc 15 về xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Vậy, tôi muốn được giải đáp, hỗ trợ cũng như tìm tài liệu giải thích rõ hơn về quy định này để áp dụng vào công việc thì tôi có thể hỏi và nhận được sự giải đáp, giải thích ở đâu.
(LSVN) - Tôi và gia đình ông G. có tranh chấp quyền sử dụng đất. Tôi có nhờ Luật sư Q. tư vấn và đại diện thực hiện các thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, mới đây tôi có biết được Luật sư Q. có mối quan hệ quen biết với ông G. và ông G cũng có nhờ Luật sư Q, tư vấn về cách giải quyết vụ tranh chấp này với tôi. Vậy, trong trường hợp này, Luật sư Q có được tư vấn cách giải quyết việc tranh chấp này cho ông G. không?
(LSVN) - Tại Việt Nam, thời gian vừa qua thực tế đã có một số tranh chấp giữa khách hàng và Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư liên quan đến phương pháp tính thù lao Luật sư và thời điểm thanh toán thù lao Luật sư. Trong đó, nổi lên vấn đề trong hợp đồng dịch vụ pháp lý có sử dụng cụm từ “hứa thưởng”.
(LSVN) - Quan hệ Luật sư với khách hàng được tạo lập trước hết trên cơ sở niềm tin của khách hàng đối với Luật sư, đối với nghề luật sư. Luật sư cung cấp dịch vụ cho khách hàng trước hết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội.
(LSVN) - Trong thời đại kinh tế, xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, quyền lợi của công dân là một vấn đề được coi trọng và chăm lo. Đồng thời, số lượng các vụ án kinh tế, hình sự cũng tăng lên, đòi hỏi sự công bằng xã hội phải được đảm bảo trong mọi trường hợp. Do đó, Luật sư và báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố quản lý kinh tế – xã hội theo pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống.
(LSVN) - Mỗi một lần góp ý với Luật sư đồng nghiệp cũng chính là một lần để Luật sư tự nhắc nhở bản thân mình, đây là tinh thần nhân văn cao cả, thắm đượm tình cảm mà giới Luật sư Việt Nam mong muốn và truyền đạt đến đồng nghiệp thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Luật sư nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam có phải tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam hay không và thực trạng công tác này như thế nào? Bài viết dưới đây nhằm luận bàn làm rõ vấn đề này.
(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn Quốc ban hành năm 2019 tại Quy tắc 12 quy định: “Khi thực hiện vụ việc, Luật sư phải có thái độ ứng xử phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Nếu có bất đồng giữa Luật sư và khách hàng hoặc có khiếu nại của khách hàng, Luật sư cần có thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng”. Và ngay cả khi có tranh chấp, bất đồng thuộc trường hợp Luật sư được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, Quy tắc 14, Bộ Quy tắc cũng quy định người Luật sư giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
(LSVN) - Khi tiếp xúc khách hàng, đàm phán, thỏa thuận giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý thì vấn đề mà phần lớn khách hàng quan tâm và đặt câu hỏi với Luật sư là kết quả của vụ việc sẽ như thế nào? Khách hàng có thắng kiện hay không? Có được hưởng án treo hoặc giảm án hay không? Luật sư có thể cam kết bảo đảm được kết quả vụ việc như mong muốn của khách hàng hay không? Trong những trường hợp này, có Luật sư đã tỏ ra bị động, lúng túng, cá biệt có Luật sư thì đã đưa ra những khẳng định, hứa hẹn, cam kết về kết quả vụ việc với khách hàng như: Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện, sẽ đòi lại được tài sản cho khách hàng, hoặc bị cáo sẽ được giảm án,... Vậy, câu hỏi đặt ra là Luật sư có quyền hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng hay không?
(LSVN) - Tại Việt Nam, quản lý Luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội, nghề nghiệp của Luật sư (Điều 6 Luật Luật sư năm 2006). Thực tiễn hành nghề luật sư tại Việt Nam cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng có trách nhiệm trong công tác tự quản hành nghề luật sư.
(LSVN) - Tôi rất yêu quý nghề Luật sư và dự định sẽ theo học nghề Luật sư. Qua tìm hiểu tôi được nghe các anh chị khóa trên nhắc đến tầm quan trọng của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Vậy, tại sao Bộ Quy tắc này có vai trò quan trọng với nghề Luật sư tại Việt Nam? Bạn đọc N.K. hỏi.
(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư. Mỗi Luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của Luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội. Vậy, sứ mệnh của nghề Luật sư ở Việt Nam là gì? Để hành nghề Luật sư cần những điều kiện gì theo quy định hiện nay?
(LSVN) - Khi cung cấp thông tin cho báo chí về vụ việc của khách hàng, với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, Luật sư không được cung cấp thông tin gây ảnh hưởng xấu đến vụ việc của khách hàng, nhưng cũng không được cung cấp thông tin sai lệch, thiếu trung thực, thiếu khách quan để dẫn dắt dư luận. Trong trường hợp này, Luật sư cần phải làm gì để vừa bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng vừa cung cấp được những thông tin trung thực, chính xác, khách quan cho báo chí?
(LSVN) - Một Luật sư A. tham gia bào chữa cho khách hàng trong vụ án tại cấp sơ thẩm và theo hợp đồng tiếp tục tham gia bào chữa cho khách hàng tại cấp phúc thẩm. Sau phiên tòa sơ thẩm khách hàng này nhận được một bức thư ngỏ giới thiệu là của một Văn phòng Luật sư B. trình bày về việc rất quan tâm và chia sẻ với khách hàng về vụ án và mức án cấp sơ thẩm đã tuyên với khách hàng. Trong thư ngỏ có nội dung cho rằng khách hàng có thể đã được hưởng mức án thấp hơn rất nhiều nếu có Luật sư giỏi tham gia bào chữa đồng thời đề cập nội dung nếu khách hàng nhờ Văn phòng Luật sư B. sẽ cử các Luật sư giỏi để bào chữa cho khách hàng tại cấp phúc thẩm. Luật sư A. bày tỏ sự bức xúc khi cho rằng bức thư ngỏ đó đã có ý cho rằng mình không phải là Luật sư giỏi cũng như đưa ra đánh giá, nhận định về mức án của khách hàng tại cấp sơ thẩm khi không có hồ sơ tài liệu. Vậy trong trường hợp này Văn phòng Luật sư B. đã gửi thư cho khách hàng của Luật sư đồng nghiệp như vậy phù hợp không?
(LSVN) - Quan hệ giữa Luật sư với khách hàng về bản chất là quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ bao gồm cả trường hợp có phí hoặc miễn phí. Mối quan hệ này không phải bao giờ cũng thống nhất và khả năng xảy bất đồng về quan điểm thậm chí là tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện là hoàn toàn có thể xảy ra và trên thực tế cũng đã xảy ra khá nhiều không chỉ với Luật sư Việt Nam mà cả với Luật sư các quốc gia khác trên thế giới.
(LSVN) - Công ty Luật có được thỏa thuận và cầm giữ của khách hàng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo việc khách hàng sẽ thanh toán trả đủ thù lao Luật sư theo hợp đồng hay không?
(LSVN) - Văn phòng Luật sư A. ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để cử Luật sư tham gia bảo vệ cho nguyên đơn trong vụ án kiện đòi quyền sử dụng đất. Trong đó, thù lao được các bên thỏa thuận gồm 100 triệu đồng và 20% giá trị tiền, tài sản khách hàng đòi được theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Bài viết nhằm trao đổi, làm rõ một số vấn đề pháp lý về thỏa thuận này.
(LSVN) - “Quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp là sự tương tác, chân thành, thấu hiểu giữa những người cùng làm nghề Luật sư. Bản chất của quan hệ giữa các Luật sư với đồng nghiệp thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn. Có tình đồng nghiệp, các Luật sư luôn có sự tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Tình trạng kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử giữa các Luật sư đồng nghiệp sẽ không xảy ra, qua đó khẳng định vị thế nghề Luật sư được xã hội ghi nhận, tôn vinh.
(LSVN) - Luật sư A. cùng khách hàng gặp gỡ, trao đổi, thống nhất việc khách hàng mời Luật sư A. bảo vệ cho mình trong vụ án. Khách hàng tạm ứng cho Luật sư số tiền 50 triệu và hẹn sẽ đến ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Vậy, Luật sư nhận tiền của khách hàng khi chưa ký hợp đồng dịch vụ pháp lý như vậy có phù hợp không?
(LSVN) - Không vì đạo đức, lương tri cùng khát vọng vào sự công minh, công bằng, nghiêm minh của pháp luật thì chúng tôi, các Luật sư đã không bỏ công, sức,… hơn 10 năm liên tục bào chữa cho Vi Văn Phượng.
(LSVN) - “Luật sư với Luật sư: Đối thủ cạnh tranh hay hợp tác cùng thắng?” là câu hỏi không dễ trả lời nhất là khi tranh tụng, bảo vệ cho khách hàng có lợi ích đối lập nhau. Bài viết nhằm nghiên cứu, tìm hiểu và luận giải nội dung này qua quy định của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá”.
(LSVN) - Người tập sự hành nghề Luật sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.