/ Nghề Luật sư
/ Đạo đức & ứng xử nghề nghiệp luật sư
Luật sư nhận tiền, lợi ích của cả hai bên là vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Luật sư nhận tiền, lợi ích của cả hai bên là vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp

(LSVN) - Trong quá trình thương thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty A mà Luật sư là người tư vấn, Công ty B là bên nhận chuyển nhượng tìm đến Luật sư, đặt vấn đề nhờ Luật sư soạn thảo hợp đồng không quá chặt chẽ, tạo thuận lợi cho Công ty B. Công ty B sẵn sàng có khoản “bồi dưỡng” cho Luật sư. Đồng thời, Công ty B cũng nhờ Luật sư hỗ trợ hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ nội bộ của Công ty B để Công ty B có đủ điều kiện thực hiện việc mua cổ phần của Công ty A. Việc trao đổi này là bí mật, Công ty A không được biết. Vậy, trong tình huống này Luật sư nên ứng xử thế nào và nếu Công ty A đồng ý thì Luật sư có được hỗ trợ Công ty B và nhận tiền từ Công ty B hay không?

Luật sư không được gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản, lợi ích khác cho mình
Luật sư không được gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản, lợi ích khác cho mình

(LSVN) - Quan hệ giữa Luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, giữa hai bên với tư cách là chủ thể xã hội có những quan hệ trong cuộc sống và sinh hoạt, một số trường hợp còn nảy sinh tình cảm bạn bè thân thiết hoặc giao lưu trong cuộc sống. Đây cũng chính là một loại quan hệ mà Luật sư cần phân biệt một cách rạch ròi, làm sao giữ gìn hình ảnh, uy tín của Luật sư, đồng thời thể hiện sự hiểu biết, tạo sự tin cậy của khách hàng trong cuộc sống.

Cung cấp dịch vụ pháp lý cần sự quang minh và tinh thần nghĩa hiệp
Cung cấp dịch vụ pháp lý cần sự quang minh và tinh thần nghĩa hiệp

(LSVN) - Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam không cho phép người Luật sư được tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ, gây bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm ký được hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.

Kiến nghị làm rõ nội dung bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam
Kiến nghị làm rõ nội dung bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và tại nhiều Văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước đề cập nhiều đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao, phát triển phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ Luật sư Việt Nam. Xây dựng, phát triển phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức được coi là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu chính trong việc xây dựng và phát triển nghề Luật sư tại Việt Nam.

Một số tiêu chuẩn của nghề Luật sư trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW
Một số tiêu chuẩn của nghề Luật sư trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW

(LSVN) - Ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết có nhiều quy định về nghề Luật sư và hoạt động Luật sư Việt Nam. Trong đó quy định về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chất lượng đội ngũ Luật sư Việt Nam.

Bàn về tiêu chuẩn nhân sự giới thiệu bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
Bàn về tiêu chuẩn nhân sự giới thiệu bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

(LSVN) - Tiêu chuẩn điều kiện để một người được giới thiệu bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư hiện nay được quy định rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng tại các văn bản pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và trước mỗi kỳ Đại hội các cơ quan chức năng cũng có hướng dẫn cụ thể.

Tiêu chuẩn để được giới thiệu bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
Tiêu chuẩn để được giới thiệu bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

(LSVN) - Tiêu chuẩn, điều kiện để được giới thiệu bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư được quy định, hướng dẫn tại Thông tư 05/2021/TT-BTP ngày 24/6/2021 của Bộ Tư pháp, Điều lệ Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và Hướng dẫn số 01/HD – HĐLSTQ của Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ III.

Một Luật sư chỉ được giới thiệu để bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nhiều nhất 2 nhiệm kỳ liên tiếp
Một Luật sư chỉ được giới thiệu để bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nhiều nhất 2 nhiệm kỳ liên tiếp

(LSVN) - Hội đồng Luật sư toàn quốc đã quy định rõ, một Luật sư chỉ được bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nhiều nhất không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tính đến thời điểm tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư. Trong trường hợp đặc biệt, được Ban Thường vụ Liên đoàn đồng ý thì cũng chỉ được giới thiệu để bầu giữa chức danh Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tối đa 03 nhiệm kỳ liên tiếp tính đến thời điểm tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư.

Cần quy định Luật sư là một chức danh tư pháp
Cần quy định Luật sư là một chức danh tư pháp

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá”. Tại khoản 2, mục III Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tổng kết, rà soát để tiến tới việc xây dựng Luật Luật sư thay thế cho Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá và tâm lý ‘trọng chứng hơn trọng cung’
Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá và tâm lý ‘trọng chứng hơn trọng cung’

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá”.

Quyền của Luật sư
Quyền của Luật sư

(LSVN) - Sứ mệnh của Luật sư là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nghĩa vụ của Luật sư
Nghĩa vụ của Luật sư

(LSVN) - Cá nhân Luật sư, nghề Luật sư chỉ có thể hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ khách hàng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa khi tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Trong đó, đặc biệt tuân thủ và hoàn thành trách nhiệm trước khách hàng, trước Nhà nước và trước tổ chức nghề nghiệp bao gồm cả tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đăng ký hoạt động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Luật sư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Luật sư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật

(LSVN) - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật” được xác định là trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới được quy định tại khoản 2, Mục III, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng
Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng

(LSVN) - Quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là quan hệ cơ bản nhất trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư. Luật sư là hoạt động nghề nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong các lĩnh vực tố tụng, tư vấn, đại diện ngoài tố tụng, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Công việc hành nghề của Luật sư luôn gắn với khách hàng và là mối quan hệ thường xuyên, phổ biến nhất trong các quan hệ liên quan đến nghề nghiệp Luật sư.

Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư và đồng nghiệp
Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư và đồng nghiệp

(LSVN) - Quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp là sự tương tác, chân thành, thấu hiểu giữa những người cùng làm Nghề Luật sư. Có tình đồng nghiệp, các Luật sư luôn có sự tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Khi đó, tình trạng kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử giữa các Luật sư đồng nghiệp sẽ không xảy ra và vì vậy, uy tín, vị thế nghề Luật sư được xã hội ghi nhận, tôn vinh. Bản chất của quan hệ giữa các Luật sư với đồng nghiệp: Thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn. Do đó, pháp luật về Luật sư không có nhiều quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa Luật sư và đồng nghiệp mà thay vào đó mối quan hệ này sẽ được điều chỉnh trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư Việt Nam.

Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng
Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng

(LSVN) - Mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng xuất hiện khi Luật sư tham gia hoạt động tố tụng. Bên cạnh việc tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật Luật sư và các quy định pháp luật khác liên quan, mối quan hệ này còn phải tuân theo sự điều chỉnh của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư.

Khách hàng cần gì từ Luật sư và Công ty luật thông qua Thư tư vấn pháp lý?
Khách hàng cần gì từ Luật sư và Công ty luật thông qua Thư tư vấn pháp lý?

(LSVN) - Trong mối quan hệ tương quan giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật đóng vai trò là yếu tố thượng tầng, chịu sự ảnh hưởng và đồng thời cũng tác động ngược lại đến hạ tầng kinh tế. Song hành với sự phát triển của kinh tế, pháp luật cũng luôn vận hành không ngừng để bảo đảm vai trò của mình trong mối quan hệ này. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy hết vai trò của mình khi pháp luật được vận dụng vào thực tiễn của đời sống kinh tế. Điều này một phần được thực hiện thông qua hoạt động tư vấn pháp lý của các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư.

Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

(LSVN) - Theo Mục 18.1 Quy tắc 18, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định về ứng xử giữa Luật sư với đồng nghiệp: “Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp Luật sư”.

Luật sư - Nghề nghiệp gắn liền trách nhiệm với cộng đồng
Luật sư - Nghề nghiệp gắn liền trách nhiệm với cộng đồng

(LSVN) - Tại Quy tắc 1, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định sứ mệnh cao cả của người Luật sư như sau: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Tóm lược Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Tóm lược Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Nghề Luật sư được coi là một “nghề danh giá”, bởi lẽ hoạt động nghề nghiệp của Luật sư về bản chất nhằm thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà sự thượng tôn pháp luật và tinh thần công lý trao cho. Ngay trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc cũng đã khẳng định: “Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Bàn về trách nhiệm của Luật sư khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng
Bàn về trách nhiệm của Luật sư khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng

(LSVN) - Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Luật sư, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Luật sư khi thực hiện vụ việc của khách hàng. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là một điều bất khả thi với Luật sư, đòi hỏi Luật sư trong những trường hợp này cần sự bình tĩnh, cẩn trọng phân tích vấn đề, trao đổi thảo luận lại với khách hàng để đi đến thống nhất mới hoặc buộc phải đơn phương chấm dứt thực dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động thông tin, truyền thông
Trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động thông tin, truyền thông

(LSVN) - Trong xã hội hiện đại, vai trò của truyền thông và thông tin là rất quan trọng. Truyền thông không chỉ là công cụ để cung cấp thông tin cho mọi người mà còn là nơi để con người đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội dẫn đến việc rất nhiều thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang cho dư luận, người dân đồng thời cũng gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.

Đôi khi Luật sư phải biết từ chối
Đôi khi Luật sư phải biết từ chối

(LSVN) - Tôi đang là Luật sư tham gia bảo vệ cho gia đình là nhà hàng xóm đang có tranh chấp lối đi với chị gái của bạn tôi. Khi biết tôi làm Luật sư trong vụ việc, người bạn này đã nhiều lần qua lại thăm hỏi và mời đi giao lưu. Gần nhất bạn tôi đã đặt vấn đề để tôi không tham gia bảo vệ trong vụ án này nữa và sẽ tặng tôi một món quà có giá trị lớn cùng lời mời đi du lịch dài ngày. Vậy, tôi cần làm gì để có thể từ chối mà không mất tình cảm và hài hòa cả đôi đường.

Bàn về trách nhiệm của Luật sư khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
Bàn về trách nhiệm của Luật sư khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng

(LSVN) - Một trong những khía cạnh quan trọng nhất công việc của một Luật sư là tiếp nhận và xử lý các vụ việc pháp lý của khách hàng. Việc tiếp nhận và xử lý vụ việc dường như đơn giản nhưng lại đòi hỏi tính cẩn trọng và chuyên môn cao. Việc tiếp nhận và xử lý vụ việc pháp lý của khách hàng là quá trình đòi hỏi sự tập trung và chuyên môn cao, bởi vì đó là bước đầu tiên để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc pháp lý.

Luật sư không chiếm giữ tiền do thu hồi nợ cho khách hàng mà có
Luật sư không chiếm giữ tiền do thu hồi nợ cho khách hàng mà có

(LSVN) - Tôi ký hợp đồng thuê Luật sư đại diện thực hiện việc thu hồi công nợ cho tôi từ một đối tác. Sau đó tôi tìm hiểu thì được biết đối tác đã thanh toán trả tiền nợ của tôi cho Luật sư. Tuy nhiên, khi yêu cầu Luật sư trả tiền cho tôi trên cơ sở đã khấu trừ tiền thù lao Luật sư thì Luật sư không trả tiền mà viện dẫn lý do thời hạn thực hiện Hợp đồng ủy quyền chưa hết hạn, do vậy Luật sư chưa có nghĩa vụ phải trả tiền. Vậy, trường hợp Luật sư giữ tiền của tôi như trên đúng hay sai?

Luật sư có phải trả lại quà tặng khi khách hàng yêu cầu
Luật sư có phải trả lại quà tặng khi khách hàng yêu cầu

(LSVN) - Trước đây có khách hàng thân thiết đến nhà tặng cho con gái tôi một món đồ trang sức khi gia đình chuẩn bị lễ cưới cho cháu. Gần đây do công việc của tôi với khách hàng có những việc không thuận lợi và có bất đồng quan điểm nên khách hàng đã có ý đòi trả lại món đồ đã tặng này. Vậy việc gia đình tôi nhận món quà đó có vi phạm Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư hay không và tôi có phải trả lại món quà đó không?

Luật sư cần có thái độ chuẩn mực khi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước khác
Luật sư cần có thái độ chuẩn mực khi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước khác

(LSVN) - Luật sư hành nghề trên nền tảng kiến thức pháp luật, đạo đức và kỹ năng ứng xử nghề nghiệp. Hoạt động của Luật sư không chỉ hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng mà còn có mục đích bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng trong xã hội; góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.