Ảnh minh hoạ.
Trên thực tế, cũng có trường hợp do phát sinh tình huống, nhu cầu bất ngờ mà Luật sư ở trong hoàn cảnh khó khăn, khách hàng có điều kiện về mặt kinh tế, nên chủ động gợi ý để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác không chỉ cho bản thân Luật sư mà cho cả người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của Luật sư.
Gợi ý, đặt điều kiện được đề cập ở đây là hành vi của Luật sư chủ động đưa ra các tình huống, điều kiện mà nếu khách hàng không thỏa mãn bằng cách tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho Luật sư thì công việc cung cấp dịch vụ pháp lý bị trở ngại, mức độ đáp ứng yêu cầu bị hạn chế.
Điều rất khó chấp nhận trong nhận thức và đạo đức hành nghề của Luật sư là lợi dụng hoàn cảnh yếu thế của khách hàng khiến cho khách hàng không thể không đáp ứng yêu cầu ngoài phạm vi thỏa thuận về thù lao Luật sư. Điều này cũng lý giải vì sao trong xã hội vẫn lan truyền một số dư luận và tranh cãi trái chiều xung quanh sứ mệnh và bản chất nghề Luật sư ở Việt Nam.
Việc ứng xử liên quan đến quan hệ tài sản, lợi ích không chỉ giữa Luật sư với khách hàng mà còn bao gồm cả quan hệ của những người thân thích của Luật sư, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức hành nghề phải bảo đảm các Luật sư trong tổ chức của mình bảo mật thông tin của khách hàng, thì trong cuộc sống, những người thân thích của Luật sư cũng không thể lợi dụng vị thế của Luật sư trong quan hệ với khách hàng để vụ lợi và mỗi Luật sư sẽ cần tự điều chỉnh, tìm ra ranh giới không được vượt qua trong quan hệ với khách hàng để ứng xử phù hợp.
Luật sư TRẦN THỊ TUYẾT
Ủy viên Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Luật sư không được nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận