(LSVN) - Vừa qua, tôi đã hoàn thành khóa học đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư. Vậy theo quy định, tôi có thể bảo lưu kết quả học tập này bao lâu thì phải tham gia tập sự hành nghề Luật sư? Thời gian phải đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sau khi tập sự xong được quy định ra sao? Một người có thể tham dự kỳ kiểm tra hết tập sự (thi trượt) bao nhiêu lần?
(LSVN) - Năng lực của Luật sư không chỉ được thể hiện qua trình độ, kỹ năng chuyên môn mà còn thể hiện qua thái độ cách ứng xử của Luật sư với khách hàng, với cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác. Văn hoá ứng xử là các giá trị cốt lõi để giải quyết vấn đề từ các vấn đề đơn giản cho đến phức tạp. Văn hoá ứng xử sẽ được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ giải quyết vụ việc,… Văn hoá ứng xử cũng thể hiện tính cách của một người nào đó. Dù trong mối quan hệ nào, Luật sư cũng cần có thái độ đúng mực, có cách ứng xử phù hợp, điều đó không chỉ tạo thiện cảm với người đối diện mà còn thể hiện những phẩm chất cao đẹp của Luật sư.
(LSVN) - Quy tắc 6 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư quy định: “Luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng”.
(LSVN) - Lời mở đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn”.
(LSVN) - Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là trách nhiệm của Luật sư. Quy tắc 5, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam”.
(LSVN) - Theo Quy tắc 19 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Bộ Quy tắc đạo đức) quy định: “Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp”. Ngoài ra, tại Mục 15 Bộ Quy tắc đạo đức có quy định về xung đột lợi ích khi hành nghề Luật sư và các trường hợp Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi có dấu hiệu xung đột lợi ích.
(LSVN) - Mục 23.1 Quy tắc 23, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư”.
(LSVN) - Tôi là người tập sự hành nghề Luật sư tại Văn phòng Luật sư A. Trong quá trình tập sự, tôi có chứng kiến và biết được một số thông tin của khách hàng. Luật sư đã yêu cầu tôi không được tiết lộ thông tin về khách hàng, sự việc xảy ra tại văn phòng cho người khác biết. Vậy tôi là người tập sự hành nghề Luật sư thì có trách nhiệm phải bảo mật thông tin khách hàng không?
(LSVN) - Khách hàng A đến gặp Luật sư B nhờ tư vấn vụ việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Trong quá trình tư vấn, Luật sư B có giới thiệu mình nguyên là Thẩm phán nên có quen biết với các Thẩm phán tham gia giải quyết vụ việc của khách hàng A để tạo niềm tin cho khách hàng A ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Vậy hành vi của Luật sư B có vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư không?
(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới quy định: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.
(LSVN) - Thực hiện chức năng tự quản nghề Luật sư và hoạt động Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện. Trong đó, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với Luật sư hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 203/QĐ-HĐLSTQ ngày 19/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc về việc ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật (gọi tắt là Quy chế 203). Cùng với Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các văn bản nội bộ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy chế 203 là văn bản quan trọng, thống nhất điều chỉnh về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư. Thực tiễn cho thấy, kể từ khi có hiệu lực thi hành, Quy chế 203 đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư và hoạt động hành nghề Luật sư.
(LSVN) - Theo Mục 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam có quy định về xung đột lợi ích khi hành nghề Luật sư và các trường hợp Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi có dấu hiệu xung đột lợi ích. Trong đó có trường hợp xung đột lợi ích giữa người thân và khách hàng.
(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Nghề Luật sư tại Việt Nam là một nghề cao quý, và sự cao quý của nghề Luật sư được tạo lập, vun đắp qua những việc làm thiết thực hàng ngày của các thế hệ Luật sư Việt Nam trong toàn quốc. Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức đại diện cho giới Luật sư Việt Nam đã tiên phong, dẫn đầu, tập hợp, pháp huy sức mạnh, trí tuệ, bản lĩnh của tập thể Luật sư Việt Nam phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc.
(LSVN) - Ủy ban Kinh tế, tài chính là cơ quan chuyên môn, tham mưu và giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong công tác quản lý và phát triển kinh tế, tài chính; chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Liên đoàn tiến hành hoạt động phát triển kinh tế, tài chính trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, góp phần tạo tài sản và trang trải các chi phí hoạt động của Liên đoàn.
(LSVN) - Gần đây, Văn phòng Luật sư của tôi được một nhóm người mời tham gia làm chứng cho giao dịch mua bán một vật mà họ nói là “thiên thạch”. Theo đó Văn phòng chúng tôi cử Luật sư đến làm chứng, ký và đóng dấu xác nhận việc họ mở niêm phong, kiểm tra món hàng, sau đó tiếp tục niêm phong lại, chứ không xác định, làm chứng về tính chính xác của giao dịch, về tính chất pháp lý của món hàng... Tôi tìm hiểu và không tin tưởng món hàng đó là thiên thạch và cũng biết nếu đó đúng là thiên thạch - khoáng sản lớn thì người nhặt được, chiếm được sẽ phải giao nộp cho Nhà nước. Vậy chúng tôi có thể cử Luật sư thực hiện việc làm chứng theo yêu cầu trên hay không? Bạn đọc Q.T. hỏi.
(LSVN) - Gia đình tôi có thửa đất bị gia đình hàng xóm làm thủ tục cấp sổ đỏ chồng lấn sang. Gia đình tôi khiếu nại và được cơ quan Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh hủy sổ đỏ đã cấp. Đến nay, gia đình hàng xóm tiếp tục khởi kiện ra Tòa đề nghị giải quyết tranh chấp phần tài sản có trên thửa đất cấp chồng lấn. Gia đình tôi tìm đến cán bộ Thanh tra đã giải quyết vụ việc của nhà tôi trước đây để mời tham gia bảo vệ cho gia đình tôi vì được biết cán bộ này đã nghỉ hưu và tham gia làm Luật sư. Nhưng cán bộ đó không nhận lời vì cho rằng bị cấm thực hiện vụ việc do đã tham gia giải quyết vụ việc của gia đình tôi trước đó. Vậy, Luật sư trả lời như vậy có đúng không?
(LSVN) - Mục 27.1 Quy tắc 27 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư phải tôn trọng người tiến hành tố tụng, Luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa”.
(LSVN) - Theo quy định hiện hành, mức thù lao Luật sư do khách hàng và tổ chức hành nghề Luật sư tự thỏa thuận, thống nhất và pháp luật không quy định mức tối thiểu, trong quá trình thực hiện Hợp đồng các bên có thể tự nguyện thỏa thuận ký phụ lục để tăng mức thù lao Luật sư nếu khách hàng nhất trí. Pháp luật không cấm việc tổ chức hành nghề đề xuất việc bổ sung mức thù lao.
(LSVN) - Ngày 19/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 856/QĐ-TTg phê duyệt Điều Lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có địa vị pháp lý là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các Luật sư Việt Nam; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.
(LSVN) - Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chế định Luật sư đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lĩnh vực Luật sư trong đời sống xã hội. Chính vì thế, Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư đang không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 17.000 Luật sư. Cách ứng xử giữa các Luật sư trong quan hệ hành nghề Luật sư là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ các hành vi đó thể hiện tính chuyên nghiệp, tính chất lượng về dịch vụ pháp lý cũng như sự đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho khách hàng.
(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập từ tháng 05 năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc. Trải qua 03 nhiệm kỳ hình thành, xây dựng và phát triển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò quyết định trong sự thành công của nghề Luật sư tại Việt Nam; tổ chức xã hội nghề nghiệp duy nhất có vai trò đại diện cho toàn thể giới Luật sư Việt Nam, thống nhất trong nhận thức, chỉ đạo và điều hành hoạt động Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Luật Luật sư quy định quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Luật Luật sư quy định quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Thực hiện chức năng tự quản nghề Luật sư, ngày 21/7/2022, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành Quyết định số 141/QĐ-BTV Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý (gọi tắt là Ủy ban).
(LSVN) - Luật sư là một ngành nghề đặc biệt và cao quý. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ, thường trong một số ngành nghề đều lấy các quy chuẩn đạo đức chung để làm cơ sở hành nghề, thế nhưng đối với Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã được xây dựng để làm chuẩn mực cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện trong việc hành nghề Luật sư. Đồng thời, cùng với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nghề Luật sư tại Việt Nam là một trong các ngành nghề cao quý, bởi nghề Luật sư gắn liền với hoạt động pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
(LSVN) - Thời gian vừa qua Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thực sự phát huy vai trò là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
(LSVN) - Ủy ban Khen thưởng - Kỷ luật là cơ quan tham mưu giúp việc cho Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn trong công tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thành viên Liên đoàn, các cơ quan, chức danh của Liên đoàn, Đoàn Luật sư.
(LSVN) - Thực hiện chức năng tự quản nghề Luật sư, ngày 21/7/2022, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành Quyết định số 141/QĐ-BTV Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát, hỗ trợ Luật sư. Đây là Ủy ban được thành lập trên cơ sở sát nhập Ủy Ban Giám sát và Ủy ban Bảo vệ Luật sư được thành lập trước đây.
(LSVN) - Chị H. đang là người tập sự Luật sư tại Văn phòng Luật sư B do Luật sư A là người hướng dẫn tập sự. Tuy nhiên, khi chị H. tập sự được 8 tháng thì Luật sư A chuyển sang tổ chức hành nghề Luật sư khác. Vậy chị H. cần làm gì trong trường hợp này?