/ Góc nhìn
/ Việc cấm đưa thông tin dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội của Tổng cục Du lịch là không phù hợp với quy định pháp luật

Việc cấm đưa thông tin dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội của Tổng cục Du lịch là không phù hợp với quy định pháp luật

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Việc che giấu thông tin về bệnh dịch là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền tiếp cận thông tin về bệnh dịch. Bởi vậy, nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, ngành nghề nào hạn chế việc chia sẻ, thông báo thông tin về bệnh dịch thì đây là quy định trái luật cần hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời.

Ngày 29/4/2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đã ban hành Quyết định số 473/QĐ-TCDL về việc Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Cán bộ, hướng dẫn viên, nhân viên không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch bệnh tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Đối với khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và khách đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch: Không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Có thể nói, thời gian qua dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với các ngành kinh tế trong đó đầu tiên phải kể đến ngành du lịch, dịch vụ. Bởi vậy, việc thực hiện các kế hoạch, biện pháp để phòng chống bệnh dịch là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của cán bộ, công nhân viên và người lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng là điều kiện để tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Tuy nhiên, theo Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, quy định của Tổng cục Du lịch là không phù hợp với quy định của pháp luật. Quy định này sẽ hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin của công dân, của cán bộ, nhân viên, người lao động trong lĩnh vực này. Đồng thời, sẽ không đảm bảo được an toàn cho người dân khi các thông tin về dịch bệnh có thể bị giấu giếm, không công khai.

Ngoàira, Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác cũng quy định quyềntự do ngôn luận của công dân, quyền tự do tiếp cận thông tin.

Pháp luật nghiêm cấm việc che giấu, không khai báo hoặc khaibáo không kịp thời trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm. Khi các cơ sở lưu trú, dịchvụ du lịch có thông tin về bệnh dịch truyền nhiễm thì cần phải thông báo côngkhai, kịp thời, rộng rãi để thực hiện các giải pháp phòng ngừa cũng như đảm bảoan toàn cho các khách du lịch khác.

Việc đưa thông tin sai sự thật và việc che giấu thông tin đềucó tác hại với xã hội. Bên cạnh đó, nếu việc che giấu thông tin về dịch bệnhnguy hiểm như dịch Covid-19 thì tính chất nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn rấtnhiều lần so với việc tung tin giả.

Như vậy, có thể nói pháp luật quy định rất rõ ràng về việc thông tin, giáo dục, truyền thông về bệnh dịch. Việc che giấu thông tin về bệnh dịch là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền tiếp cận thông tin về bệnh dịch. Bởi vậy, nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, ngành nghề nào hạn chế việc chia sẻ, thông báo thông tin về bệnh dịch thì đây là quy định trái luật cần hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Việc đưa những thông tin sai sự thật về dịch bệnh, chia sẻnhững thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh thì sẽ bị xử phạt hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những thông tin chính xác,chính thống, cụ thể về bệnh dịch thì cũng cần được chia sẻ, công khai rộng rãiđể thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để đảm bảo thực hiện hoạtđộng phòng và chống bệnh dịch theo quy định của pháp luật. 

“Tổng cụcDu lịch cần phải xem lại quy định này để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tựdo tiếp cận thông tin và đảm bảo việc thông tin, giáo dục, truyền thông được thựchiện đúng quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện hành. Việc hạnchế công khai, chia sẻ, tiếp cận thông tin của cán bộ, nhân viên, người lao độngtrong lĩnh vực du lịch có thể dẫn đến tình trạng thông tin thiếu minh bạch,không công khai, dẫn đến những hệ lụy xấu đối với ngành du lịch cũng như đối vớikhách du lịch. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin không kịp thời, không công khaitrong ngành nghề lĩnh vực tập trung đông người như vậy có thể dẫn đến việc dịchbệnh bùng phát, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của rất nhiều conngười”, Luật sư Cường nêu quan điểm. 

Trong trường hợp ngành du lịch lo sợ việc đưa tin sai sự thật về dịch bệnh gây hoang mang trong dư luận thì vấn đề này đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt thời gian qua.

Từ Điều 9 đến Điều 12 của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định về việc thông tin giáo dục truyền thông khi dịch bệnh xảy ra. Trong đó quy định rõ trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức chỉ cần quán triệt tinh thần cho cán bộ của mình về việc đưa tin phải đảm bảo độ chính xác, chịu trách nhiệm về nội dung thông tin của mình là được. “Việc đưa ra những quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân thì phải bằng văn bản luật, do Quốc hội ban hành. Ngoài văn bản luật thì những văn bản dưới luật không được phép hạn chế quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định, đây là nguyên tắc hiến định. Bởi vậy, những văn bản dưới luật như nghị định, quyết định, chỉ thị... mà trái với Hiến pháp thì sẽ bị vô hiệu và bị hủy bỏ”, Luật sư Cường nói.

LÊ HOÀNG

/du-khach-khong-duoc-chia-se-dua-tin-tren-mang-xa-hoi-ve-dich-tai-co-so-dich-vu-du-lich.html