LSVNO - Vụ án xảy ra cách đây đã nửa thế kỷ, nhưng trong ký ức của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, cựu Kiểm sát viên quân sự cao cấp, cựu Thẩm phán TANDTC thì vẫn còn in đậm. Và bài học về sự thận trọng, khách quan trong tố tụng thì còn nguyên tính thời sự.
Cô gái bên mương nước
Hôm đó là đầu xuân 1967, trời vẫn còn lạnh, bà con đi chợ sớm kinh hãi phát hiện ra thi thể một cô gái nằm trên bờ mương, bên rặng phi lao trên con đường từ thôn Cam Thượng ra ga Phạm Xá, Hải Dương. Mọi người nhận ra ngay đó là cô gái người làng Cam Thượng, tin đồn lan nhanh, gia đình cô gái chết ngất khi nhận ra con gái mình.
Côgái vừa học xong lớp y tá của tỉnh Hải Dương. Hôm qua cô xuống trường nhận bằngtốt nghiệp, sau đó đi tàu đêm về nhà, không ngờ cô chết thảm như vậy. Khi đi côchỉ mang theo cái túi có mấy cuộn len để vừa đi vừa đan và vài đồ dùng lặt vặt.Tai cô đeo một đôi nụ bằng vàng có trọng lượng 1 chỉ. Cả túi và đôi nụ đều mất.
Quakhám nghiệm hiện trường, không phát hiện thấy có thương tích trên người nạnnhân, nguyên nhân tử vong được kết luận do ngạt nước. Công an tìm thấy chiếcnón và đôi dép của nạn nhân xung quanh khu vực đó. Cơ quan điều tra nhận định rằngkẻ giết người cướp tài sản phải là kẻ đi cùng tàu, đi cùng đường về nhà với côgái, thậm chí có thể là người quen. Do đó, câu hỏi đầu tiên cần xác minh là đêmqua, những ai đã đi tàu xuống ga Phạm Xá? Hồi đó đang trong chiến tranh, nên mỗingày chỉ có một chuyến tàu đêm.
Theo nhà ga cung cấp, chuyến tàu về ga Phạm Xá lúc 00 giờ 5 phút. Căn cứ cuống vé thu lại được thì có 12 người xuống ga này, trong đó có 1 vé lên tàu từ Hà Nội, 5 vé lên từ Cẩm Giàng và 6 vé lên từ Hải Dương. Các trinh sát tỏa đi các nơi để xác minh 12 vị khách đó. Trinh sát xác minh được 11 người, trong đó nhóm 5 người lên từ Cẩm Giàng cùng nhau đi Mạo Khê cho biết một thông tin quan trọng. Khi họ xuống tàu để đi ra bến đò Quýt, qua rặng phi lao (chỗ cô gái bị giết) thì thấy một người trông như bộ đội, đeo ba lô. Một người hỏi: Anh bộ đội ơi, có đi đò Quýt thì đi cùng với chúng tôi cả thể. Anh kia trả lời là: Các bác cứ đi đi, tôi ngã lấm ướt cả người đây này. Nghe vậy thì nhóm người này đi tiếp và không biết có chuyện gì xảy ra.
Trongnhững người xuống ga Phạm Xá có một người mua vé lên từ ga Hà Nội tên là PhạmVăn Duyện, người làng Bùng, gần làng nạn nhân. Lối rẽ vào làng Bùng cách hiệntrường vụ án khoảng 100m.
Duyệncho biết, anh ta là quân nhân thuộc Sư đoàn 320 C. Trên đường vào Nam chiến đấu,đến Thạch Thành, Thanh Hóa thì Duyện bị ốm không đi tiếp được, đơn vị cho ở lạiđể điều trị. Hôm đó, anh ta về nhà để chữa bệnh. Như vậy là Phạm Văn Duyện làngười đi cùng tàu, cùng xuống ga Phạm Xá, về cùng lối với nạn nhân và là bộ đội.
Khi trinh sát đóng vai người đến chơi hỏi thăm vợ anh Duyện thì được biết, lúc anh Duyện về trăng đã quá ngọn tre. Người làm án tính, hôm đó là đêm 21 âm lịch, mà “Hai mươi tuất rốt, hăm mốt nửa đêm”, tàu xuống từ 00 giờ 5 phút, nhà cách ga có 1 cây số, vậy anh ta đi đâu mà trăng lên đến ngọn tre mới về đến nhà?
Vì nghi can là bộ đội nên Ban chuyên án đượcthành lập gồm K52 Bộ Công an, Công an Hải Dương và Phòng điều tra hình sự Việnkiểm sát quân sự trung ương. Ngay phiên đầu tiên Ban chuyên án đã xác định Duyệnlà nghi can số 1, dù mới chỉ là nghi ngờ, chưa có chứng cứ của tội phạm. Mộtcâu hỏi đặt ra là còn một người mua vé lên từ ga Hải Dương thì chưa xác minh đượclà ai, nếu đó mới là nghi can thì sao? Đặt ra như vậy nhưng nghi vấn vẫn tậptrung vào Duyện. Có ý kiến còn nói, biết đâu Duyện xuống ga Hải Dương mua thêmmột vé rồi lại lên tàu thì sao?
Hành trình tố tụng
PhạmVăn Duyện bị khởi tố về tội đào ngũ có mang theo vũ khí, để có cơ sở khám nhà,tìm chứng cứ cho vụ giết người cướp của. Tuy nhiên, khi ra lệnh bắt tạm giamDuyện thì có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần bắt giamngay để đi thẳng vào vụ án giết người. Quan điểm này hầu hết thành viên BanChuyên án, có cả lãnh đạo ba cơ quan đồng ý. Quan điểm không đồng ý bắt Duyệnchỉ có ba người, ở ba cơ quan, một trong ba người đó là ông Nguyễn Trọng Tỵ,khi đó là cán bộ Phòng điều tra hình sự Viện kiểm sát quân sự trung ương. Lý lẽcủa cả hai bên đều chưa thật thuyết phục, nhưng theo nguyên tắc “thiểu số phụctùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên” nên Duyện bị bắt tạm giam.
Hồiđó, quy định tố tụng hình sự chưa chặt chẽ như bây giờ, không biết bằng cáchnào mà chỉ sau ba bốn ngày bị bắt, Duyện đã khai nhận việc giết người, cướp tàisản. Về hành vi giết người, Duyện khai đã đánh mạnh vào gáy cô gái, khiến côgái gục ngay xuống bờ mương. Tuy nhiên khi yêu cầu khai chi tiết hơn thì Duyệnkhông khai được. Hơn nữa, cú đánh mạnh đến mức làm cô gái chết ngay tại saotrên cơ thể nạn nhân không có dấu vết thương tích?
Một điều cực kỳ quan trọng nữa là phải tìm ratang vật làm chứng cứ của vụ án. Tang vật gồm hai thứ, túi xách tay và đôi nụ bằngvàng của cô gái. Duyện khai đã chôn chiếc túi có những cuộn len ở vườn sau nhàDuyện. Việc đào bới được tiến hành ngay nhưng không tìm thấy gì. Việc tra hỏi lạitiếp tục, Duyện khai đã vứt xuống ao, hai máy bơm được đưa đến, tát cạn cả aonhưng cũng không thấy chiếc túi đâu cả. Còn đôi nụ vàng, Duyện khai giấu ở nhànhưng khám xét kỹ, mang theo cả ba máy dò kim khí nhưng cũng không thấy.
Cómột chi tiết buồn cười là khi hai nữ cảnh sát khám người vợ anh Duyện, nắn đếncả cạp quần, gấu quần khiến vợ anh Duyện thắc mắc: Các chị nói đi tìm vũ khí,súng đạn chồng tôi mang về sao lại tìm ở gấu quần tôi? Cảnh sát đành nói, làmtheo lệnh cấp trên.
Do đó, Ban chuyên án họp lại để đánh giá tình hình. Ba chuyên viên trước đây không đồng ý bắt giam Duyện có thêm nhiều cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình.
Ông Tỵ nhớ lại, ông và hai người kia đã nói, thứ nhất, Duyện là người ốm yếu, suy kiệt, xanh xao, tay chân đầy mụn nhọt, với thể trạng như vậy thì không thể đánh gục được một cô gái khỏe mạnh và nhanh nhẹn được. Việc bất ngờ hạ gục cô gái mà không để lại dấu vết gì trên cơ thể nạn nhân và hiện trường thì chỉ có thể là một đối tượng to khỏe hơn cô gái nhiều. Thứ hai, phải là kẻ lưu manh chuyên nghiệp mới dám ra tay gây án ở ngay cửa ngõ thôn Cam, gần đó có trạm dân quân canh gác. Thứ ba là lời khai của Duyện mỗi lúc mỗi khác, không phù hợp với thực tế. Thứ tư là mỗi lần yêu cầu viết lại lời khai, Duyện lại ghi “xin xét cho, tôi không giết người cướp của”…
Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, Duyện sợ lộ nên vứttang vật đi chỗ khác. Do biết ta chưa tìm được tang vật nên hắn quanh co chối tội.Nhận định này được lãnh đạo cả ba cơ quan đồng tình.
Người ta tát cạn mương nước ở hiện trường đểtìm tang vật, thì chỉ thấy một đôi giày vải đã mục nát. Do đó có ý kiến cho rằng,đôi giày đã ở lâu dưới bùn, không liên quan đến vụ án. Ý kiến khác cho rằng, dothụt chân xuống bùn, Duyện bỏ lại ngay nên bùn ngấm vào làm vải nhanh mục.
Xácminh thì thấy đây là giày dành cho Tổng cục Địa chất, chứ không phải của bộ đội.Giám định cũng cho biết, độ mòn gót khác hẳn đôi giày Duyện thường dùng. Đếnđây lại có ý kiến cho rằng, Duyện đã cố ý đi giày của người khác để gây án,đánh lạc hướng điều tra. Đây là ý kiến của cấp lãnh đạo nên dù chỉ là suy diễnnhưng vẫn được tôn trọng…
Biệnpháp cuối cùng là dùng chó nghiệp vụ, ngửi đôi giày ở mương nước và 7 chiếc quầnlót khác nhau. Không hiểu sao, chó chọn đúng quần của Duyện.
Hai người bị oan
Phạm Văn Duyện được giao cho Viện kiểm sát quân sự trung ương củng cố hồ sơ để truy tố về tội "Giết người", "Cướp tài sản". Nói là củng cố chứng cứ nhưng thực chất chỉ là truy hỏi tang vật vụ án để đâu. Duyện liên tục phản cung nên khó kết thúc, dẫn đến giam giữ quá hạn luật định.
Ban chuyên án có sự đấu tranh giữa hai phe, đa số và thiểu số. Ông Nguyễn Trọng Tỵ kiên trì quan điểm không thể buộc tội một cách suy diễn, không có chứng cứ xác đáng. Vì kiên trì quan điểm đó nên ông bị điều động đi khỏi Phòng điều tra hình sự, xóa tên khỏi danh sách phong quân hàm đại úy, mặc dù đã đến niên hạn.
PhạmVăn Duyện bị giam giữ hơn hai năm, không được gặp người nhà, không có ai bênh vựcnên bi quan, tuyệt vọng. Duyện lấy gạch non viết vào cánh cửa buồng giam: “Xintổ chức và Quân đội xét cho tôi, tôi không giết người” rồi lấy màn bện thànhdây thắt cổ tự tử. Khi anh Duyện quằn quại thì giám thị phát hiện, đưa anh Duyệnvào bệnh viện cấp cứu. Do vết thương quá nặng, anh Duyện đã tử vong. Vụ án tưởngnhư khép lại…
Nào ngờ, ba năm sau, năm 1970, Công an Hải Phòng bắt được tên Lễ, thủ phạm giết một bà người Hoa ở Thủy Nguyên để cướp tài sản. Lễ bị tuyên phạt tử hình. Ngày ra pháp trường, không hiểu do oan hồn thôi thúc hay lương tâm cắn rứt, Lễ xin khai thêm những vụ án khác mà hắn đã thực hiện, trong đó có vụ giết cô gái ở ga Phạm Xá. Hắn khai đã làm quen với cô gái từ chỗ mua vé, thấy cô có đôi hoa tai nên hắn cũng mua vé xuống cùng ga với cô. Khi đi gần bờ mương, hắn đẩy cô gái xuống nước rồi túm hai chân cô dốc ngược, cho đầu xuống nước khiến cô gái chết ngạt. Và hắn đã giết bốn mạng người bằng thủ đoạn này. Lúc đó có nhóm người đi qua rủ đi đò Quýt. Khi họ đi khỏi hắn mới giật đôi hoa tai của nạn nhân… Công an đã theo lời khai của Lễ, tìm được tang vật vụ án. Đến lúc này những người buộc tội anh Phạm Văn Duyện mới ân hận nhưng đã quá muộn.
Ông Nguyễn Trọng Tỵ cũng được “minh oan”, được đưa về đơn vị cũ và phong quân hàm Đại úy. Sau 50 năm, ông vẫn trăn trở: Người tiến hành tố tụng phải thật sự khách quan, tôn trọng pháp luật. Tiếc rằng, vẫn có trường hợp đã trót làm sai nhưng không dám nhận sai, “đâm lao theo lao” bất chấp pháp luật, mà vụ án anh Phạm Văn Duyện này là một vụ điển hình. Hồi đó, ấu trĩ quá, ông bồi hồi…
Nguyễn Phan Khiêm (Tạp chí Tòa án)