/ Pháp luật - Đời sống
/ Vụ án 'Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên đất' ở xã Phương Khoan, Sông Lô, Vĩnh Phúc: Vì sao gia đình ông Vũ Ngọc Nghĩa kháng án

Vụ án 'Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên đất' ở xã Phương Khoan, Sông Lô, Vĩnh Phúc: Vì sao gia đình ông Vũ Ngọc Nghĩa kháng án

16/10/2023 11:35 |

(LSVN) - Công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi các phiên tòa phải hết sức coi trọng việc tranh tụng tại Tòa, lắng nghe các nhân chứng, nhưng phiên Tòa ngày 29/9/2023 của TAND huyện Sông Lô, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã phớt lờ lời bào chữa của Luật sư, phủ nhận lời khai của các nhân chứng nguyên là cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ của xã Phương Khoan, các cụ cao tuổi sống cạnh gia đình nhà ông Vũ Ngọc Nghĩa biết chính xác nguồn gốc đất, xác nhận thực tế cổng, ngõ nhà ông Nghĩa đã sử dụng từ năm 1950 đến nay để ra Bản án sơ thẩm không thấu tình, đạt lý.

Ngõ nhà ông Nghĩa đi từ năm 1950 đến nay.

Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng lối đi đang tranh chấp

Theo ông Vũ Ngọc Nghĩa, sinh năm 1957, thường trú tại thôn Tiến Bộ, xã Phương Khoan, Sông Lô, Vĩnh Phúc, mảnh đất thổ cư của gia đình ông hiện nay đang sử dụng làdo ông cha để lại, bố mẹ đẻ của ông được thừa kế từ những năm 1950, với diện tích là 3.948m2 (gồm 3 thửa: Thửa 46, thửa 47 và thửa 62) như hiện nay. Năm 1969, hộ bà Vũ Thị Cù (là mẹ chồng bà Nguyễn Thị Thái) ở ngoài đê bị ngập lụt, nên bố mẹ ông Nghĩa vì lòng thương người đã cho một phần đất để ở (ô số 62, tờ bản đồ số 15) như hiện nay.

Năm 1985, Nhà nước đo vẽ bản đồ 299, khi đó ông Nghĩa đang đi bộ đội vắng nhà và vì sổ đỏ không thể hiện hình vẽ nên ông không biết thửa đất số 46 đã bị tách ra khỏi diện tích đất của nhà ông thành đất do Nhà nước quản lý. Diện tích ô thửa 46, tờ bản đồ 299 là 100m2. Trong đó có một phần là cổng tiếp giáp với đường liên xã Phương Khoan đi xã Nhân Đạo. Phần đất này gia đình ông đã sử dụng từ năm 1950 đến nay trong đó một phần là đất trồng rau, bắc mạnhưng đến năm 1980, bố mẹ ông cho gia đình bà Cù mượn để gieo mạ. Đó chính là phần đất nhà anh Kiên đang ở. Năm 2017, khi xảy ra tranh chấp, ông mới kiểm tra sơ đồ và đã đề nghị UBND xã Phương Khoan xác nhận để điều chỉnh lại. Ngày đó, cán bộ xã đã lập biên bản hiện trạng và hứa sẽ giải quyết, điều chỉnh lại lối đi của gia đình nhà ông theo hiện trạng đang sử dụng, nhưng rồi không giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện như ngày nay.

Về địa hình tự nhiên, ai cũng thấy thửa đất giáp ranh giữa gia đình ông và thửa đất nhà bà Cù (mẹ chồng bà Thái) thấp hơn khoảng 70cm.

Rất nhiều người cao tuổi và những người nguyên là lãnh đạo, Bí thư, Chủ tịch Phương Khoan qua các thời kỳ đều thừa nhận: Từ những năm 1950, gia đình ông Nghĩa đã ở mảnh đất này, có hướng nhà nhìn ra hướng Đông - Bắc, thẳng xuống đường quốc lộ Phương Khoan đi Nhân Đạo. Từ năm 1950 đến nay, gia đình ông Nghĩa chưa bao giờ thay đổi hướng nhà, thay đổi lối đi nào khác. Ngoài hướng đi như hiện nay, gia đình ông Nghĩa không có lối đi nào khác. Vậy mà trong đơn bà Thái lại nói nhà ông Nghĩa có lối đi phía sau nhà ra đường ruộng Thảo là không có căn cứ.

Cần nói rõ thêm: Năm 1969, khi vợ chồng bà Cù (mẹ chồng bà Thái) vào ở mảnh đất số 62 do bố mẹ ông Nghĩa cho, nhà bà Cù đã có lối đi riêng xuống đường quốc lộ, nhưng do tả ly cao lối đi bị trơn trượt, gia đình bà Cù chưa có giếngnước, nên bố mẹ ông Nghĩa đã đồng ý cho bà Cù mở một lối đi tắt xuống nhà ông để lấy nước sinh hoạt. Gia đình bà Cù đã đi nhờ lối đi nhà ông Nghĩa xuống đường quốc lộ một thời gian dài. Đến năm 1985, 1986 khi gia đình bà Cù đào được giếng nước sinh hoạt, nên ông Nghĩa không cho bà Cù đi nữa. Từ đó, nhà bà Cù rào lối đi tắt xuống nhà ông Nghĩa sau đó mở lối đi riêng kể từ khi bà Thái về làm dâu nhà bà Cù (năm 1996) cho đến ngày nay.

Như trên đã nói, Cù đến ở thửa đất này từ năm 1969. Đến năm 2004 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và xây dựng rào theo sự thống nhất ranh giới về cõi giữa hai gia đình. Năm 2015, UBND xã Phương Khoan xác định diện tích đất thổ cư nhà ông Nghĩa là ổn định không có tranh chấp với hộ giáp danh.

Nhưng đến năm 2017, khi nhà ông Nghĩa xây trụ cổng, tường rào thì xảy ra tranh chấp với nhà chị Kiên - Dũng tại thửa đất số 46 bản đồ 299. Khi đó, UBND xã Phương Khoan kết luận bằng văn bản: “Hộ Kiên - Dũng xây nhà trên thửa 46 (bản đồ số 299) đất do Nhà nước quản lý, đất đang tranh chấp, đất không có sổ đỏvi phạm pháp luật và đồng thời xác nhận cổng nhà ông Nghĩa có bề ngang rộng 6,11m”.

Những căn cứ pháp lý để gia đình ông Vũ Ngọc Nghĩa kháng án

Bà Thái trong đơn khởi kiện cho rằng: Lối đi của gia đình ông Nghĩa hiện nay là đi nhờ vào ô đất số 62 của nhà bà. Nhưng trên thực tế, cổng ngõ đi của nhà ông Nghĩa từ 1950 đến nay vẫn không thay đổi (đi vào 1 phần ô số 46). Do đó, bà Thái đòi lại lối đi là cực kỳ vô lý. Nhà bà Thái năm 1969, 1970 mới đến ở, tức là ở sau nhà ông Nghĩa 20 năm. Do đó, chính nhà bà Thái mới là người đi nhờ ngõ nhà ông Nghĩa, cho đến năm 1996 nhà bà Thái mới mở lối đi riêng.

Trong quá trình thụ lý vụ án, TAND huyện Sông Lô chưa làm rõ thửa đất gia đình ông Nghĩa được cấp GCNQSDĐ là thửa 47, tờ bản đồ 15 so với hiện trạng sử dụng đất. Tương tự như vậy, đối với thửa 62 tờ bản đồ số 15 so với hiện trạng sử dụng đất của nhà bà Thái. Bà Thái nói: Toàn bộ thửa 46 là đất của nhà bà và bà chưa xây dựng tường rào hết phần đất của mình. Vậy tại sao trong bản đồ số 299 thể hiện ô 46 và ô 62 kề nhau lại không vẽ liền kề mà v tách ra? Năm 2004, bà Thái xây tường rào ranh giới ở phần cổng đang tranh chấp với nhà ông Nghĩa tại sao không xây hết mà để lại? Năm 2008, bà Thái cho nhà Kiên - Dũng xây nhà tạm để ở trên một phần đất của ô số 46 , tại sao bà không bảo họ xây hết phần sang ngay cổng nhà ông Nghĩa mà phải đợi đến năm 2017, khi ông Nghĩa xây trụ cổng thì mới bảo nhà Dũng ra ngăn không cho ông Nghĩa làm?

Cần nhấn mạnh rằng: Các bản đồ 299 và giấy tờ khai đều thể hiện hộ bà Thái chỉ có một thửa là ô số 62 mà thôi. Vậy xin hỏi Tòa, bà Thái có chứng cứ gì, cơ sở pháp lý nào mà dám mạo nhận phần đất dư về cổng nhà ông Nghĩa là của nhà bà ấy?

Ông Nghĩa khẳng định: Trong quá trình thụ lý vụ án, TAND huyện Sông Lô chỉ dựa vào lời khai một chiều của bà Thái, rồi cho người mang máy lên đo đất thổ cư của nhà ông Nghĩa ở sát tường rào nhà bà Thái, theo hướng dẫn của bà Thái mà không theo tường rào ranh giới giữa hai gia đình đã sử dụng ổn định từ xưa và không đo hết đất thổ cư của nhà bà Thái (phần đất chống sạt lở giáp đường quốc lộ và phía đối diện nhà hàng xóm). Bản thân ông Nghĩa không công nhận kết quả đo đạc của TAND, không ký vào biên bản nhưng TAND huyện Sông lô vẫn coi đó là “căn cứ pháp lý”.

Ông Nghĩa cho biết: Ông không được mời tham dự một buổi hòa giải nào từ cơ sở, điều này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

Từ những khuất tất, vi phạm quyền dân chủ này, mới có chuyện "ông chằng bà chuộc". Biên bản ghi ông Nghĩa lấn 104m2, bà Thái lại đòi 140m2 và Tòa phán quyết ông Nghĩa phải trả cho bà Thái 165,5m2.

Công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi các phiên tòa phải hết sức coi trọng việc tranh tụng tại Tòa, lắng nghe các nhân chứng, nhưng phiên Tòa ngày 29/9/2023 của TAND huyện Sông Lô, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã phớt lờ lời bào chữa của Luật sư, phủ nhận lời khai của các nhân chứng nguyên là cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ của xã Phương Khoan, các cụ cao tuổi sống cạnh gia đình nhà ông Nghĩa biết chính xác nguồn gốc đất, xác nhận thực tế cổng, ngõ nhà ông Nghĩa đã sử dụng từ năm 1950 đến nay để ra Bản án sơ thẩm không thấu tình, đạt lý.

Hy vọng, vi tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng những chứng cứ khách quan, TAND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ xét xử công tâm, công bằng, khách quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, sớm trả lại lối đi cố định sử dụng hơn 70 năm của gia đình ông Vũ Ngọc Nghĩa.

 LÊ HỮU

Bùi Thị Thanh Loan