/ Góc nhìn
/ Xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Không truy tố hơn 40 trường hợp liên quan là vi phạm nghiêm trọng tố tụng?!

Xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Không truy tố hơn 40 trường hợp liên quan là vi phạm nghiêm trọng tố tụng?!

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Đây là một vụ phạm tội có tổ chức và để thực hiện được hành vi cần có nhiều người, nhiều khâu giúp sức; nếu không có số người này giúp sức ở các công đoạn khác thì nhóm người kia sẽ không thể thực hiện hành vi và hoàn tất hành vi phạm tội.

Sáng 11/5, TAND tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa xét xử 15 bị cáotrong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra tại Hòa Bình.

HĐXX vụ án gồm 5 người, do Thẩm phán Nguyễn Quang Tuấn làm Chủ tọa.

Phiên tòa sơ thẩm mở ngày 11/5.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, 15 bị cáo cùng bị truytố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”và “Nhận hối lộ”.

Trước đó, ngày 23/10/2019, Viện KSND tối cao đã ban hành cáotrạng truy tố 15 bị can trong vụ án gian lận thi cử xảy ra trong kỳ thi THPT quốcgia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.

Ngoài 15 bị cáo bị truy tố, cơ quan tố tụng cho rằng, cóhàng loạt cán bộ khác liên quan gồm 18 cán bộ chấm thi có hành vi trực tiếp chấmnâng điểm 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn, ký hợp thức kết quả gian lận cho 20thí sinh.

Việc này có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo nhưng cơ quanCSĐT Bộ Công an cho rằng, 18 cán bộ này không vì động cơ vụ lợi, làm theo chỉ đạo;sai phạm lần đầu; thành khẩn khai báo… nên chỉ kiến nghị xử lý hành chính.

Ngoài ra, 23 cán bộ chấm thi khác dù không trực tiếp nâng điểmnhưng đã thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng quy trình thủ tục chấm thi…nên phía cơ quan điều tra đã kiến nghị xử lý hành chính.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng môn chấm bài thi tựluận Ngữ văn bị xác định không tổ chức bốc thăm bài thi, không bố trí cán bộ chấmthi 2 vòng độc lập… nhưng do sai phạm có mức độ, không vụ lợi nên không bị xửlý hình sự.

Tiếp đến, ông Nguyễn Đức Thanh - cán bộ Phòng An ninh chínhtrị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình, đã thiếu trách nhiệm trong quản lý chìa khóaphòng thi trắc nghiệm; thiếu kiểm tra việc bóc mở túi bài thi. Cơ quan điều tracho rằng, hành vi sai phạm của ông Thanh không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Về việc này, Luật sư Nguyễn Duy Bình, Đoàn Luật sư TP. HCMcho rằng, 18 cán bộ chấm thi có hành vi đồng phạm giúp sức đắc lực cho những bịcáo chủ mưu, cầm đầu. “Trong vụ việc nâng điểm này có thể họ không vì động cơ vụlợi, chỉ làm theo chỉ đạo nhưng họ là đảng viên, cán bộ, công chức hiểu biếtpháp luật, biết hành vi của mình vi phạm pháp luật, đạo đức nghề giáo, đạo đứcxã hội, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, làm xói mòn lòng tin nơi quầnchúng nhân dân đối với nền giáo dục nên họ phải bị xử lý hình sự với hành vi đồngphạm chứ không thể chỉ bị xử lý vi phạm hành chính”, Luật sư Bình nói. 

Vị Luật sư này cũng nêu quan điểm cho rằng CQĐT, VKS kết luậnhọ không có vụ lợi e rằng chưa phản ánh được sự thật khách quan vì thực tế chothấy không ai dại gì thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội - hành vi phạmtội mà không nhận được một quyền lợi về vật chất, hoặc quyền lợi khác như thăngchức, bảo đảm vị trí hoặc các quyền lợi khác…

“Chính vì vậy, nếu CQĐT và VKS thống nhất không khởi tố,truy tố những người này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và gây mất lòng tin nơiquần chúng nhân dân. Đây là trường hợp phạm tội có tổ chức nên dù họ có thực hiệntheo chỉ đạo, vi phạm lần đầu, thành khẩn khai báo… thì đó chỉ là những tình tiết,cơ sở để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là cơ sở để miễntrách nhiệm hình sự hoặc không khởi tố, truy tố”, Luật sư Bình nhận định.

Cũng theo Luật sư Bình, đối với 23 người còn lại cũng như 1cán bộ Công an tuy không tham gia việc chấm bài thi nhưng đã vi phạm quy chế,vi phạm nguyên tắc bảo vệ bài thi cũng có dấu hiệu đồng phạm giúp sức trong tội“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nên nhớ rằng, đây là một vụ phạm tội có tổ chức và để thực hiện được hành vi cần có nhiều người, nhiều khâu giúp sức; nếu không có số người này giúp sức ở các công đoạn khác thì nhóm người kia sẽ không thể thực hiện hành vi và hoàn tất hành vi phạm tội. Vì lẽ đó, những người này phải được điều tra, khởi tố để xác định rõ hành vi phạm tội.

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh và Diệp Thị Hồng Liên.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư tỉnhKhánh Hòa cho rằng, việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đồng  phạm trong cùng vụ án là vi phạm nghiêm trọngtố tụng.

Theo Luật sư Hà, vi phạm này là căn cứ để HĐXX trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung theo Điều 5, Thông tư liên tịch số02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017.

Luật sư Hà cũng cho biết, Viện trưởng Viện KSND tối cao vừa ban hành Chỉ thị 05/CT-VKSTC về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, khi xét xử vụ án này các cơ quan tố tụng cần làm rõ dấu hiệu bỏ lọt đồng phạm, nếu có đủ căn cứ Viện kiểm sát phải chủ động đề nghị HĐXX trả hồ sơ để xử lý các đối tượng đồng phạm trong cùng vụ án. Nếu Viện kiểm sát không đề nghị trả hồ sơ, thì HĐXX phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 5 Thông tư liên tịch nêu trên.

LÊ MINH

/vu-gian-lan-thi-o-hoa-binh-truc-tiep-nang-diem-bai-thi-nhung-khong-pham-toi.html
/co-quan-nao-tiep-theo-se-quyet-dinh-sinh-mang-cua-ho-duy-hai.html